Thứ Ba, 12/06/2018 16:23

Cà phê chuyện phiếm

Đó là buổi sáng ngày đông cuối tuần, Huế mưa và lạnh. Khi tôi đến, bên trong căn phòng là ngôi nhà rường đã có hàng chục người, đa số đều trẻ, là giảng viên, là sinh viên, là viên chức và đơn giản là người quan tâm yêu thích… Tôi đến với “cà phê chuyện phiếm” này từ một lời mời trên facebook. Đặc biệt tò mò và thích thú hơn khi được biết nội dung của “Cà phê chuyện phiếm” số 2 sáng thứ bảy 5/12/2020 là lắng nghe và bàn luận về đề tài “Sách trong đời sống Huế” cùng với diễn giả là một người bạn - TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện.

Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật Huế, và địa điểm tổ chức là quán cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 Phan Chu Trinh, bên bờ sông An Cựu có nhiều hoài niệm.

Chuyện về “Sách trong đời sống Huế” không lạ, nhưng mà nói mãi và bàn mãi chuyện vẫn không chán. Người Huế nổi tiếng với truyền thống đọc sách và cả chơi sách. Cố đô có những tủ sách gia đình nổi tiếng, mà nếu tính về số lượng sách chuyên đề thì các thư viện Nhà nước cũng thua xa. Ví như cụ Hồ Tấn Phan (đã mất) có tủ sách đặc biệt quý về Huế và độc đáo các bản Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc in trên giấy bổi từ thế kỷ 18. Người ta kể rằng, trận lũ lịch sử năm 1999 nhiều sách quý bị ngâm nước hư hỏng, cụ Phan đã tiếc đến… trầm cảm.

Cũng từ những năm 30 của thế kỷ trước, ở Huế cũng đã có những nhà in kiêm nhà xuất bản tiếng tăm, như: Đắc Lập, Anh Minh, Viễn Đệ, Phúc Sinh, Phúc Long, Tiếng Dân… Tùy theo tôn chỉ và mục đích kinh doanh, những nhà in này xuất bản các dòng sách riêng: sách giáo khoa, sách văn chương, sách khoa học, nhạc phẩm, báo chí… Về sau, những ấn phẩm của các nhà in này trở thành đối tượng săn lùng của những người chơi sách, không chỉ ở Huế.

Cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 Phan Chu Trinh, bên bờ sông An Cựu. Ảnh: MC

Cà phê Tôn Nữ Viên ở 298 (số cũ là 140) Phan Chu Trinh nằm trong khuôn viên của phủ Mỹ Hóa Công - Nguyễn Phúc Lỗi, cháu nội Thụy Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Y, con của Nguyễn Phúc Ưng Ái - Ưng Chân (vua Dục Đức), được xây dựng năm 1918, có khuôn viên rộng 2.000m². Nơi đây lưu tích nhiều dấu xưa và ký ức một thời, khiến bao lòng người thổn thức. Câu chuyện về “Sách trong đời sống Huế” càng trở nên gần gũi và ấm cúng bên trong không gian ngôi nhà rường. Ở đó, không có ranh giới và khoảng cách giữa diễn giả và người nghe. Và, diễn giả không cần sử dụng micro nhưng trong suốt liền mấy tiếng đồng hồ, mọi người đều khá yên lặng, rất tập trung lắng nghe giới thiệu và sau đó đã có những bàn luận sôi nổi và tâm huyết.

Huế cũng như nhiều nơi khác trong cả nước, người ta đã quen rồi, và cũng rất ngán với một số hội thảo, diễn đàn và gặp gỡ với cả hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người đến dự. Thì đây, với “Cà phê chuyện phiếm” ở cà phê Tôn Nữ Viên 298 Phan Chu Trinh là một cảm giác gần gũi và ấm cúng, bởi cả không gian và câu chuyện được đưa ra để mạn đàm. Có thể cách hiểu phổ biến về chuyện phiếm với tư cách là những cuộc trò chuyện chung chung, không thiết thực và nhất là không đâu vào đâu, khiến cho có ai đó thiếu mặn mà và thậm chí, còn cho rằng nguy hiểm. Thế nhưng cứ hãy thử đến và trải nghiệm, bạn sẽ có cảm thấy nó cũng hay đấy chứ, cũng đâu ra đó, cũng có nhiều bổ ích về kiến thức và quan hệ, nhất là khi mà căn bệnh hình thức đang ngày càng nhân rộng hiện nay không riêng gì ở Huế.

ĐAN DUY

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm bạn cùng sách
Làm bạn cùng sách

Nếu thiết bị điện tử ngày càng khiến nhiều em học sinh bị phân tán sự tập trung, thì những “Thư viện xanh”, “Thư viện thân thiện”… lại thu hút các bạn nhỏ đến một thế giới tuổi hoa hấp dẫn khác, mà ở đó, sách là “cánh cửa” không gì thay thế được.

Đọc  xem Thanh Tùng phỏng vấn
Đọc & xem Thanh Tùng phỏng vấn

Nhà báo Thanh Tùng vừa ra mắt cuốn PHỎNG VẤN, giấp phép của NXB Thuận Hóa. Sách gần 200 trang, tập hợp gần 30 bài phỏng vấn, hầu hết đã in trên báo Thừa Thiên Huế và báo Tiền Phong. Bài xưa nhất là bài phỏng vấn nhà văn Hoàng Quốc Hải (1993); bài mới nhất phỏng vấn nữ doanh nhân Cecile Le Pham (tháng 10/2022), khi chị đang chuẩn bị khai trương Bảo tàng Mỹ thuật ngoài công lập.

Khoe sách
Khoe sách

Không còn nghi ngờ về thú đọc sách và tình yêu sách của người Huế xưa nay như một nét đẹp văn hóa.