Thứ Ba, 14/04/2020 16:39 (GMT+7)
Các dịch vụ, hoạt động cho người khuyết tật tăng về chất và lượng
Đó là đánh giá của bà Vũ Thị Tuyết Mai, Trưởng đại diện Văn phòng dự án CBM tại Việt Nam về hoạt động dự án này giai đoạn 2019-2022 triển khai tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị tổng kết dự án “Hỗ trợ tiếp cận dịch vụ về dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình chân tay giả và các dịch vụ liên quan cho phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và bị suy giảm thể lực diễn ra tại Phú Lộc chiều 14/10.
Khám sàng lọc, tư vấn cho người khuyết tật
Hội nghị có sự tham dự của trung tâm y tế các huyện, thị, thành phố; Hội Bảo trợ người tàn tật và Hội Người khuyết tật các địa phương, các sở ban ngành...
Thừa Thiên Huế có khoảng 20 ngàn người khuyết tật. Dự án CBM giai đoạn 2019-2022 (CHLB Đức tài trợ) được UBND tỉnh phê duyệt tháng 9/2019, đơn vị tiếp nhận là Bệnh viện Phục hồi chức năng. Dự án có 4 hoạt động lớn với mục đích nhằm giúp người khuyết tật vận động được hỗ trợ tiếp cận sử dụng dịch vụ về dụng cụ trợ giúp và chỉnh hình với sự hỗ trợ của y tế toàn diện, công bằng, chất lượng.
Hoạt động thứ nhất: Khảo sát kiến thức, thái độ của người khuyết tật; đánh giá năng lực, đào tạo của nhân viên y tế đối với các dịch vụ phục hồi chức năng. Hoạt động thứ hai: Đánh giá khả năng thực hiện dự án, trợ cấp cho người khuyết tật nghèo. Hoạt động thứ ba: Thực hiện chiến dịch truyền thông để người khuyết tật nhận thức về dịch vụ phục hồi chức năng, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia sản xuất sản phẩm cung cấp cho xã hội... Hoạt động thứ tư: Vận động tuyên truyền chính sách hỗ trợ người khuyết tật, giới thiệu kinh nghiệm hỗ trợ người khuyết tật, đào tạo nhân viên y tế thôn tổ...
Qua 4 năm hoạt động, khảo sát về mức độ sẵn có và hài lòng của người khuyết tật vận động, tỷ lệ hài lòng sau dự án chiếm 93,1%.
Dịp này, hội nghị cũng trao Bằng khen của UBND tỉnh cho Văn phòng Dự án CBM tại Việt Nam.
Tin, ảnh: Linh Tuệ