Thứ Sáu, 26/10/2018 08:39

Các em nhỏ mong được đến trường

Gần như mọi câu trả lời của bé Lê Thị Thuỳ Nhiên, học sinh lớp 1, Trường tiểu học Điền Lộc (Phong Điền) đều phải được cô giáo chủ nhiệm dịch lại vì em bị nói chớt bẩm sinh. Nhưng với em, đó đã là một may mắn bởi ba mẹ em là những người bị câm điếc.

Bà ngoại và cháu Thùy Nhiên

Mẹ em, chị Nguyễn Thị Loan năm nay 31 tuổi, bị tật bẩm sinh. Nhà nghèo không có điều kiện học nghề, chị chỉ biết phụ cha mẹ việc nhà, việc ruộng vườn. Cách đây hơn 7 năm, được người mai mối, chị vào Đắc Nông làm dâu. Chồng là người cùng cảnh ngộ nên cha mẹ chị cứ nghĩ chỉ cần vợ chồng đồng lòng sẽ vượt qua số phận. Nhưng rồi, sau 3 năm khi nhà chồng tuyên bố trả con lại, ông bà chỉ biết nuốt đắng cay vào Tây Nguyên đưa con gái đang mang thai 3 tháng và đứa cháu ngoại mới hơn 1 tuổi trở về.

Trước đây, ông Nguyễn Trinh, bà Trương Thị Kiêm sống dựa vào nghề nông. Nhưng đều đã gần 60 tuổi, ông Trinh bị bệnh dạ dày nặng, không còn kham nổi ruộng vườn, gom được ít vốn liếng và vay mượn thêm để mua hai con bò về nuôi. Bà Kiêm ở nhà nuôi con sinh nở rồi lại chăm hai đứa cháu nhỏ nên cũng không còn thời gia để làm kinh tế. Con trai thứ hai được 2 tuổi, khó khăn lắm chị Loan mới xin được việc tại một công ty may, thu nhập mỗi tháng hơn 2 triệu đồng là nguồn duy nhất để lo cho gia đình. Cả gia đình cứ chờ đến ngày bán được bò, nhưng bò chưa bán đã phải chạy đôn chạy đáo vay tiền chữa bệnh cho ông nên khó khăn cứ nối tiếp khó khăn.

Năm học đầu tiên của bé Thuỳ Nhiên càng khiến ông bà ngoại của cháu cảm thấy bế tắc. Bà Kiêm trải lòng: “Đầu năm nộp tiền học cho hai đứa, tuy được giảm tiêu chuẩn hộ nghèo nhưng số còn lại tui phải chạy vạy mãi mới vay được. Không biết năm sau có lo được hay không, thôi thì được khi mô biết khi nớ”.

Cô Nguyễn Thị Cơ, giáo viên chủ nhiệm của Nhiên cho biết: “Cháu Nhiên tuy bị khuyết tật nhưng học rất giỏi. Ban giám hiệu nhà trường rất mong kết nối được với các nhà hảo tâm để cháu yên tâm đến trường”.

Để các cháu nhỏ được yên tâm đến trường, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân.

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về: Cô giáo Nguyễn Thị Cơ, Trường tiểu học Điền Lộc, Phong Điền; điện thoại: 0948263377. Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0378060314; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ em Thuỳ Nhiên, huyện Phong Điền).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi ước mơ đến trường cho học sinh nghèo
Nuôi ước mơ đến trường cho học sinh nghèo

Không để những em học sinh phải gác lại giấc mơ đến trường do hoàn cảnh khó khăn, nhiều cầu nối nhân ái đã đồng hành nâng bước các em tiếp tục con đường học tập, lập nghiệp bằng cả tấm lòng và trách nhiệm.

Để con đường đến trường bớt chông chênh
Để con đường đến trường bớt chông chênh

Những học sinh nghèo hiếu học được tiếp sức để con đường đến trường bớt chông chênh. Đó là những tình cảm, sự sẻ chia của những cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Phú Lộc dành các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.

“Đêm hội trăng rằm” dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt
“Đêm hội trăng rằm” dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt

Tối 8/9, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm”, lần thứ XVIII - năm 2022 dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tham dự có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các ban, ngành, đoàn thể liên quan.

Vơi bớt nỗi lo có con đến trường
Vơi bớt nỗi lo có con đến trường

Với mức lương khiêm tốn của bố mẹ, những đứa con của công nhân khó có được sự chăm sóc, phát triển ở một môi trường tốt. Thế nên, chính sách hỗ trợ con công nhân học các lớp mầm non ngoài công lập giúp người lao động yên tâm làm việc.