Thứ Tư, 17/02/2016 14:49

Các nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựa

Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang tham gia vào chiến dịch cắt giảm chất thải nhựa, trong bối cảnh những lo ngại gia tăng về hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm hạt vi nhựa trong các đại dương, theo bài viết được đăng trên tạp chí Nikkei ngày 17/8.

Dominica: Sóng không thể đánh vào bờ do biển ngập rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁHàn Quốc đấu tranh giảm chất thải nhựa193 quốc gia ký cam kết giải quyết rác thải nhựa ở biểnBốn nước châu Á hứa dọn rác nhựa trên biểnIndonesia tuyên chiến với rác thải nhựa trên biển

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern (ở giữa) trong một hoạt động vệ sinh bãi biển cùng các học sinh ở thủ đô Wellington, New Zealand. Ảnh: AP

Trong đó, New Zealand vừa công bố một kế hoạch cấm sử dụng túi nilon dùng một lần trong năm 2019. Đài Loan cũng tuyên bố sẽ áp đặt lệnh cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần đến năm 2030.

Những động thái này phản ánh một làn sóng ngày càng mở rộng trong việc nhận thức về các tác động môi trường có khả năng gây hại nghiêm trọng từ chất thải nhựa trong các đại dương. Với nhiều quốc gia hàng hải, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có những lý do mạnh mẽ để thúc đẩy chiến dịch chống chất thải nhựa.

Để chỉ ra tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề này, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định: "Mỗi năm ở New Zealand, chúng tôi sử dụng hàng trăm triệu túi nilon dùng một lần. Cả một ngọn núi đầy túi nilon, nhiều trong số đó gây ô nhiễm cho môi trường biển và ven biển quý giá của chúng tôi, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tất cả các loài sinh vật biển".

Trong khi đó, lệnh cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần của Đài Loan cũng sẽ được phân ra thành từng giai đoạn theo thời gian. Đến năm 2030, một lệnh cấm sẽ được áp dụng đối với các túi mua sắm nilon, tách, chén, đĩa và ống hút nhựa dùng một lần. Người tiêu dùng sẽ bị tính phí khi sử dụng các sản phẩm này, bắt đầu từ năm 2025.

Tại Australia, các tiểu bang Queensland và Western Australia đã đưa ra lệnh cấm đối với túi nilon dùng một lần trong tháng 7 vừa qua. Tiểu bang Victoria cũng công bố kế hoạch để thực hiện lệnh cấm này vào năm 2019.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), ít nhất 67 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã đưa ra các quy định hạn chế đối với việc sử dụng những sản phẩm nhựa, chẳng hạn như lệnh cấm hoặc áp thuế đối với túi nilon dùng một lần và các sản phẩm bằng xốp.

Phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ này nằm ở khu vực châu Phi, nơi 25 quốc gia đã áp đặt hạn chế đối với các sản phẩm nhựa. Trong khi đó ở khu vực châu Âu, con số này là 22. Chỉ có 8 quốc gia ở khu vực châu Á và 5 quốc gia ở châu Đại Dương góp mặt trong danh sách này.

Châu Á là một khu vực đi tiên phong trong việc giải quyết ô nhiễm nhựa. Hồi năm 2002, Bangladesh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nilon, nguyên nhân chính gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước trong các thảm họa lũ lụt vào năm 1988 và năm 1998.

Tuy nhiên, theo UNEP, sau một vài năm, việc sử dụng túi nilon bắt đầu gia tăng ở Bangladesh, do vấn đề thực thi và thiếu các giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí.

Trong năm 2008, Trung Quốc đã cấm các túi mua sắm nilon, ngoại trừ những túi làm bằng vật liệu phân hủy sinh học. Ấn Độ cũng giới thiệu những biện pháp tương tự trong năm 2016. Hồi tháng 6 năm nay, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố kế hoạch loại bỏ tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần đến năm 2022.

Tuy nhiên, UNEP cho biết trong một báo cáo, ở khu vực châu Á, "việc thực thi các quy định thường rất kém và các túi nilon sử dụng một lần vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi và được quản lý kém".

Ở các quốc gia công nghiệp, những nỗ lực tái chế nhựa đạt được tiến bộ, nhưng gần 80% chất thải nhựa được sản xuất trên thế giới hiện bị bỏ lại trong các bãi rác hoặc ngoài môi trường, trong khi khoảng 12% được đem đi thiêu huỷ, và chỉ có 9% được tái chế, theo các ước tính gần đây.

Một số quốc gia ở châu Á cũng được xem là có nhiều chất thải nhựa nhất. Lượng chất thải nhựa mà các quốc gia này thải ra có thể tiếp tục gia tăng trong những năm tới, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Mỗi năm, 8 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra các đại dương, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho hay. Nếu không thực hiện các bước hiệu quả để giảm số lượng chất thải nhựa thải ra, đến năm 2050 sẽ có nhiều chất thải nhựa hơn cá trong các đại dương, tính theo trọng lượng.

Khi không có biện pháp dễ dàng và hiệu quả để loại bỏ chất thải nhựa ra khỏi biển, rõ ràng có một nhu cầu rất cấp thiết để cắt giảm việc sử dụng hàng ngày các sản phẩm nhựa này.

Ngày càng có nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế bắt đầu giải quyết thách thức nói trên. Hồi tháng 5, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất các quy tắc mới của Liên minh châu Âu (EU) để hạn chế việc sử dụng 10 loại sản phẩm nhựa dùng một lần phổ biến.

Tuy nhiên, trừ khi những nỗ lực của các quốc gia và các cơ quan quốc tế phát triển thành một chiến dịch toàn cầu nghiêm túc dựa trên hợp tác quốc tế và các thỏa thuận về những mục tiêu cụ thể, mối đe dọa môi trường do chất thải nhựa gây ra sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...