Thứ Sáu, 08/08/2014 21:09 (GMT+7)
Các thành phố ASEAN hướng đến tương lai bền vững
Những bài học chung sẽ cần được rút ra từ các dự án phát triển thành phố khác nhau, được thực hiện bởi 10 quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), được hỗ trợ từ những nhà tài trợ quốc tế, tờ The Jakarta Post bình luận.
Chỉ trong thời gian gần đây, Jakarta và một số thành phố khác của ASEAN mới bắt đầu đầu tư vào phát triển giao thông công cộng để phục vụ tốt hơn công dân đô thị và ven đô. Ảnh: Shutterstock
Tăng trưởng dân số và đô thị hóa dự kiến sẽ đưa thêm 2,5 tỷ người vào tổng dân số đô thị thế giới đến năm 2050, gần 90% mức tăng này ở châu Á và châu Phi.
Đô thị hóa ở Đông Nam Á trở thành một trong những xu hướng lớn hiện đang hình thành tại các xã hội trong khu vực. Cùng dân số hơn 630 triệu người trong năm 2015, hơn 40% trong số đó đã trở thành dân đô thị, với tốc độ 5,6% mỗi năm tại Lào, 4,6% ở Campuchia, 3,9% ở Myanmar và 3,3% ở Indonesia.
ASEAN là nơi có một số thành phố lớn và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự gia tăng liên tục của dân số đô thị của ASEAN sẽ tiếp tục gây áp lực lên tính bền vững của khối. Kết hợp với những tác động của biến đổi khí hậu, có thể dẫn đến một tương lai không bền vững cho các thành phố khu vực.
Trong bối cảnh đó, Hội thảo Cấp cao EAS về các Thành phố bền vững lần thứ 8, được tổ chức tại thành phố Chiang Rai, Thái Lan vào ngày 8-9/2 sẽ kịp thời thảo luận về vấn đề này.
LÊ THẢO (Lược dịch từ The Jakarta Post, ANN)