Thứ Ba, 01/05/2018 10:03

Cái nhìn lạc quan về “tổ hợp thiên tai”

Nói về sự bất lợi của thiên nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dùng cụm từ: “tổ hợp thiên tai”, khi trả lời báo chí bên hành lang của kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.

Dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền phục vụ phòng chống lụt bãoHue-S bổ sung thêm công cụ “Phòng chống bão lụt”Khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó bão số 9Vùng lũ hỗ trợ vùng lụtMiễn phí ăn ở, vận chuyển cho các đoàn cứu trợ, thiện nguyện

Sau bão lũ, các đoàn thiện nguyện về Huế hỗ trợ cho người dân nhiều hơn. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Sự mô tả của Bộ trưởng đã nói lên sự khốc liệt, đồn dập, đa dạng… của thiên tai ập xuống miền Trung trong tháng 10 vừa qua. Và bây giờ, thiên tai vẫn còn tiếp diễn.

Chúng ta hãy điểm lại mà xem, chỉ trong vòng một tháng, miền Trung đã hứng chịu các loại thiên tai gì? Đầu tiên là cơn bão số 5. Tiếp theo là lụt chồng lụt. Rồi hàng loạt cơn áp thấp nhiệt đới. Rồi các loại hình thiên tai khác như sạt lở, sụt lún đất và thêm “siêu bão” số 9.

Nói tổ hợp thiên tai là vậy - liên tục, dồn dập, đa loại hình.

Những hiện tượng cực đoan của thời tiết, nguyên nhân cốt yếu được cho là do biến đổi khí hậu. Ai làm nên biến đổi khí hậu? Nguyên nhân một phần là do con người. Con người, với những hoạt động không ngưng nghỉ của mình đã tác động quá mức vào tự nhiên, làm tự nhiên biến đổi. Sự cân bằng bị phá vỡ làm cho các hiện tượng thiên nhiên cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Thôi thì đó là chuyện vĩ mô. Nhiều cuộc họp thượng đỉnh mà chưa tìm được sự đồng nhất để giải quyết vấn đề, làm sao một dải đất miền Trung Việt Nam dễ bị tổn thương có thể tự mình giải quyết được!? Điều mà chúng ta có thể làm, từ những gì nhỏ nhất là tìm cách thích ứng.

Về dài hạn là tăng độ che phủ của rừng để giữ đất, giữ nước. Nghiên cứu và tạo thói quen sử dụng những vật liệu thay thế để hạn chế một cách thấp nhất sự tác động vào tự nhiên. Chẳng hạn như những vật liệu tái chế dùng trong xây dựng; hãy bớt sử dụng gỗ tự nhiên mà sử dụng gỗ công nghiệp; hãy xách một làn giỏ đi chợ để hạn chế sử dụng nhựa một lần; hãy thôi múc cát ở những dòng sông vốn đã chứa đựng nguy cơ sạt lở… Điều này chúng ta nói rất nhiều nhưng có vẻ như làm được rất ít!? Có vẻ như phần lớn trong chúng ta nghĩ rằng: một mình mình hạn chế thì có đi đến đâu. Nhiều người nghĩ vậy nên kết quả đạt được rất hạn chế. Cứ nhìn vào chuyện sử dụng bao nilon thì chúng ta sẽ rõ.

Công nhân Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế dọn dẹp vệ sinh trước bão số 9. Ảnh: LINH ĐAN

Có hai việc trước mắt, sát sườn của người miền Trung để thích ứng với biến đổi khí hậu đó là tạo ra sinh kế để thích ứng và tạo dựng một nơi ăn chốn ở an toàn. Có thể không giàu có hơn ai nhưng không đến nỗi bi đát mỗi khi lũ lụt, bão giông đến.

Quan sát trong thực tế, thấy rằng người nông dân thích ứng khá tốt với thiên tai trong việc tạo sinh kế (người thành thị với những điều kiện tốt hơn xin không đề cập ở đây). Dù là trồng trọt hay chăn nuôi thì người nông dân đều biết dựa vào thiên nhiên. Cứ đến trước mùa mưa bão, hầu như mọi thành quả nông nghiệp đã được thu hoạch hết. Cũng có những thiệt hại, ví dụ như nuôi trồng, rau màu nhưng đó là số ít. Nếu có thiệt hại cũng không nhiều so với tổng thể. Rau màu thì dễ tái tạo lại sau lũ lụt. Có khi lũ lụt mang về phù sa để bù đắp lại mùa vụ sau.

Còn về nơi ăn chốn ở, cần phải xem xét và nhìn nhận nghiêm túc mô hình nhà chống lũ để thúc đẩy phát triển. Thừa Thiên Huế đã có một dự án hỗ trợ cho người dân làm việc này, tuy còn ít. Dịp lũ lụt này cần đánh giá tính hiệu quả và thích hợp. Để chống lụt chống lũ thì nhà phải chắc, phải cao. Nếu không cao toàn nhà thì cũng có một gác cao để phòng khu nước lên. Với những ngôi nhà truyền thống trước đây, cha ông ta đã làm những cái “rầm” để đồ đạc, thậm chí là leo lên đó tránh lũ. Giờ thì nhà ở nông thôn không biết thế nào! Ở Đại Lộc, Quảng Nam có mô hình nhà ba bậc rất hay. Sống trong vùng lũ lụt nên họ hình thành nhà theo kiểu bậc thang như vậy. Lũ ngập bậc một thì chuyển lên bậc hai, ngập bậc hai thì chuyển lên bậc ba. Họ sống chung với lũ khỏe re. Thậm chí, họ còn kết những tấm bè bằng cây lồ ô, trên đó là dựng chuồng, che chắn cho gia súc gia cầm. Nước lên thì bè lên, hạn chế được rất nhiều mất mát.

Sự “may mắn” trong thiên tai ở miền Trung là chỉ tập trung vào một giai đoạn ngắn, gọi nôm na là mùa mưa bão. Điều này ai cũng nhận biết. Và mùa mưa bão không bao giờ mất đi, chỉ có khốc liệt hay không khốc liệt mà thôi. Nếu chủ động được theo tinh thần này, thì có lẽ mua mưa bão không làm cho chúng ta đến độ quá lo lắng.

NGUYÊN LÊ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria Hơn 7 800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp

Theo tin từ Reuters, tính đến hết ngày 7/2, số người chết trong trận động đất kinh hoàng ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên hơn 7.800 người, khi lực lượng cứu hộ vẫn đang chạy đua với thời gian trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt để cố gắng cứu những người sống sót ra khỏi đống đổ nát của các tòa nhà bị sập.

Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng
Xây nhà ứng phó thiên tai cho cộng đồng

Nhiều hạng mục công trình thuộc dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA) đã triển khai thi công hoàn thiện ở các địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả, bền vững cho sự phát triển các đô thị và hỗ trợ năng lực cho cộng đồng chống chịu với biến đổi khí hậu.