Thứ Bảy, 06/04/2019 13:49

“Cấm biển” từ 14 giờ ngày 6/10

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi từ 14 giờ chiều nay, 6/10.

Ứng phó mưa bão, sạt lởĐiều tiết hồ chứa thủy điện đón mưa lớnKhắc phục sạt lở sau mưa lớnVừa chống bão, vừa phòng dịchTuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè khi gió mạnh, mưa lũ lớnMưa lớn gây sạt lở mố cầu Khe Chaih, xã Đông Sơn

Hoàn tất công tác kêu gọi tàu thuyền trước 10 giờ ngày 7/10

Trưa 6/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện các địa phương, chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh về ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão (bão số 7).

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu các địa phương, chủ hồ đập, tổ chức thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Tổ chức quản lý và tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi từ 14 giờ chiều nay, 6/10, bao gồm cả số ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, đầm phá; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào tránh trú an toàn. Đến 10 giờ ngày 7/10, hoàn tất kêu gọi tất cả các tàu thuyền trên biển vào neo đậu an toàn. 

Các địa phương tổ chức triển khai phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, vùng ven biển, cửa sông, ven sông ven sông suối, các công trình đang thi công, các vùng thấp trũng, ngập úng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước.

Cũng trong ngày 6/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có thông báo cảnh báo các vị trí có nguy cơ trượt lở đất đá vùng đồi núi, sạt lở bờ sông bờ biển trên địa bàn tỉnh để các địa phương, đơn vị chủ động theo dõi, phòng ngừa và ứng phó với sự cố, thiên tai. Trong đó, đặc biệt chú trọng các điểm sạt lở nguy cơ rất cao khu vực đồi núi dọc tuyến đường 71 từ Phong Xuân (Phong Điền) đi đến các công trình hồ thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, A Lin B2, A Lin B1.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa
Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa

Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ triều cường sạt lở tiếp diễn vùng ven biển các địa phương.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại
Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại

Hiện vẫn còn khoảng gần 3.100 ha lúa ngập nặng (từ 70-100% thân cây) ở các địa phương đang tiếp tục được tiêu úng. Tuy nhiên, việc lúa ngập dài ngày gây nguy cơ thiệt hại rất cao.

Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở
Mưa lớn làm ngập lúa, đường sạt lở

Mưa lớn làm hơn 2.200ha lúa bị ngập, đường tuần tra bị sạt lở. Công tác tiêu úng, khắc phục đang được các địa phương tích cực triển khai.