Thứ Hai, 18/02/2019 11:15

Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19

Giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng tới cách con người giao tiếp mà còn làm thay đổi cách mua sắm, làm việc, học tập,…Các hoạt động như giáo dục trực tuyến, làm việc từ xa trở thành bắt buộc trong đại dịch.

Nhất định chúng ta sẽ sớm chiến thắng đại dịch COVID-19Cách ly ca dương tính mới là lái xe qua địa bàn về từ vùng dịch TP. Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh COVID-19 lan rộng trên phạm vi toàn cầu, người dùng chuyển dịch sang hoạt động nhiều trên môi trường Internet, những kiến thức, kỹ năng liên quan tới việc bảo đảm an toàn thông tin khi sử dụng Internet trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong thời gian này, chúng ta luôn nhận được rất nhiều thông tin, cập nhật về đại dịch Covid-19 và thường ít chú ý khi click và truy cập thông tin này. Đây cũng chính là điểm yếu mà các đối tượng tấn công mạng lợi dụng để thực hiện tấn công.

Những kẻ tấn công có thể phát tán mã độc mã hóa dữ liệu (ransomware), email lừa đảo và các phần mềm độc hại, tận dụng các từ khóa liên quan đến Covid-19 để lừa người dùng nhấp vào liên kết độc hại,...Rất nhiều phương thức tấn công có thể được sử dụng, và khi thành công, hacker có thể xâm nhập vào email, máy tính của người dùng, đánh cắp thông tin và các thông tin có giá trị khác.

Vì vậy việc trang bị kiến thức, kỹ năng để đảm bảo an toàn thông tin là không thể thiếu cho các hoạt động trực tuyến. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã xây dựng: “Cẩm nang Bảo đảm An toàn thông tin trong đại dịch Covid-19” nhằm mục đích hướng dẫn một số kỹ năng, thao tác cơ bản giúp người dùng Internet có thể phần nào bảm đảo an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Chi tiết cẩm nang xem tại đây.

Nội dung chính bao gồm :

1. Làm việc từ xa an toàn:

Nội dung bao gồm: một số hướng dẫn thiết lập máy tính, thiết bị an toàn để làm việc từ xa, phòng chống thư điện tử lừa đảo, sử dụng mạng riêng ảo (VPN)

2. Học trực tuyến an toàn

Nội dung bao gồm: một số hướng dẫn thiết lập an toàn trên các ứng dụng video conference được sử dụng phổ biến hiện nay (Phần mềm Zoom, Microsoft Teams).

3. Liên lạc, kết nối an toàn:

Nội dung bao gồm: an toàn khi sử dụng các phần mềm video conference, an toàn khi kết nối video call, chat trực tuyến, sự dụng mạng không dây an toàn.

4. Giải trí an toàn:

Nội dung bao gồm: sử dụng mạng xã hội an toàn (Facebook, Zalo, Tiktok), sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến an toàn.

 

Theo tinnhiemmang.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Luôn bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng để bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tết an toàn
Sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tết an toàn

Để giữ gìn, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, đảm bảo cho người dân đón tết Nguyên đán Quý Mão 2023 yên vui, lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tăng cường sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) trước, trong và sau tết.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam
Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, qua đó giúp người dùng nhận biết để phòng tránh.