Thứ Tư, 05/02/2020 12:58

Cần có chính sách khuyến khích học sinh tham gia nghiên cứu khoa học

Ngày 5/8, tại Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học.

Cuộc thi Khoa học – Kỹ thuật học sinh trung học toàn quốc sẽ được tổ chức tại HuếKhai mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung họcHai lần đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật

Các đại biểu tham dự tại Hội nghị tổng kết 10 năm cuộc thi KHKT

Trong 10 năm qua, đã có nhiều dự án khoa học, kỹ thuật của học sinh đạt giải cao ở cấp quốc gia và quốc tế. Số lượng dự án, số lượng học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia ở cuộc thi cấp địa phương tăng dần cho thấy phong trào nghiên cứu khoa học của học sinh trung học ở cấp địa phương ngày càng phát triển từ số dự án đến số học sinh tham gia cuộc thi. 

Các địa phương đều có dự án tham gia dự thi. Trong số các địa phương có dự án đạt giải cấp quốc gia nhiều nhất có thể kể đến thành phố Hà Nội với 137 giải và thành phố Hồ Chí Minh (97 giải). Hà Nội cũng là địa phương có 11 dự án tham dự Cuộc thi cấp quốc tế, trong số đó có 3 dự án đạt giải. Trong số các địa phương ở vùng khó khăn nhưng tham gia tích cực và có nhiều dự án đạt giải phải kể đến Lào Cai với 34 giải, Khánh Hòa 27 giải, Lạng Sơn 24 giải, Kon Tum có 20 giải…

Từ cuộc thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn những dự án đạt giải cao nhất để dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học. Việt Nam cũng là một trong khoảng 50% quốc gia và vùng lãnh thổ có giải tại Hội thi này. 

Tiến sỹ Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, để nâng cao chất lượng Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, Bộ GD&ĐT, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khách quan, chính xác, dễ thực hiện để sử dụng trong cuộc thi cấp quốc gia và trong các cuộc thi tại địa phương; cần có chính sách động viên khuyến khích địa phương, giáo viên, học sinh tham gia trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường phổ thông với các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp để huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh.

Tin, ảnh: Huế Thu

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Ba nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao”, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022.

Tuyển sinh Đại học 2023 Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơn
Tuyển sinh Đại học 2023: Nghiên cứu điều chỉnh quy trình đơn giản, gọn nhẹ hơn

Nhìn lại Kỳ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Sư phạm Mầm non 2022, nhiều chuyên gia đánh giá, với nhiều điều chỉnh về mặt kỹ thuật, nhất là thực hiện xét tuyển chung các phương thức đã mang đến những thuận lợi nhưng cũng tạo không ít khó khăn với các trường và thí sinh. Năm tới - 2023, bên cạnh việc sớm ban hành quy chế tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng đơn giản hóa, gọn nhẹ hơn.

Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế
Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế

Sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được sử dụng trong 3 năm qua. Những bất cập và hạn chế dần xuất hiện, buộc Giáo dục và Đào tạo phải nhìn nhận và đưa các giải pháp.