Thứ Tư, 11/10/2017 12:21

Cần có sự phối hợp quản lý chặt giữa các địa phương

Những ngày qua, một số khách du lịch quốc tế vẫn còn đến Huế bằng đường sắt và tự đi bằng xe máy. Theo lãnh đạo ngành du lịch, sẽ là mối lo rất lớn về dịch bệnh từ những du khách này nếu không được kiểm soát tốt.

Ngành du lịch chấp nhận “đứng yên” để tương lai bứt pháKiểm soát số lượng, hành trình của khách du lịch đến Huế

Hành khách khai báo y tế vào chiều 8/4 trước khi rời khỏi ga Huế

Chưa có quy định du khách không được đi tàu

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch thông tin, liên tiếp các ngày qua, ngành du lịch tiếp nhận 3 du khách đi trên các chuyến tàu hỏa từ Hà Nội vào Huế để đi du lịch. Khi họ đang tiến hành làm thủ tục khai báo y tế để xuống tàu thì ngành đường sắt và chốt kiểm soát y tế tại ga Huế thông báo đến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Do các du khách này không có nơi lưu trú và buộc phải cách ly để giám sát theo quy định, nên quyết định đưa họ về lưu trú tại Sun&Sea Resort (huyện Phú Vang).

Điều đáng lưu ý là không biết vì sao, du khách ở Hà Nội mà vẫn có thể lên tàu để di chuyển vào Huế. Trong khi đó, từ ngày 1/4, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cách ly xã hội, mọi người chỉ di chuyển khi thật sự cần thiết. Mục đích di chuyển của du khách là đi du lịch, do đó, liệu chăng đang có kẽ hở nhất định, khi đó, du khách mới có thể lên tàu và đi du lịch.

Điều đáng nói nữa, các du khách này xuất phát từ TP. Hà Nội, nơi đang được cho là “điểm nóng” nhất của cả nước về dịch bệnh COVID-19. Tất cả các di chuyển phải được kiểm soát chặt chẽ nhất. Nhưng khách đến Huế rồi mới phát hiện và đưa về lưu trú cách ly để đảm bảo các yếu tố kiểm soát về dịch tễ. Theo lãnh đạo ngành du lịch, không ai dám chắc, khi ở Hà Nội các du khách này tiếp xúc gần với mầm bệnh hay không, có lịch trình di chuyển như thế nào, đã đến những đâu. Trong khi đó, các khách mới đến Huế đều chưa qua cách ly hay xét nghiệm về dịch bệnh trước đó, vì họ không có giấy tờ nào xác nhận đã có qua thời gian cách ly.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Khánh, Giám đốc chi nhánh Vận tải đường sắt Huế (Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội) cho hay, qua xác minh, những người nước ngoài này đang là những du khách cuối cùng còn sót lại ở Việt Nam, chứ không phải khách du lịch mới vì đã không còn nhập cảnh.

Ông Khánh cũng khẳng định, đối với những trường hợp du khách trên, chi nhánh Vận tải đường sắt Huế đã cung cấp đầy đủ danh sách đến Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Ngay khi khách xuống tàu đã kiểm tra y tế, khai báo đầy đủ ngay tại cửa ga Huế. Khi khách mới lên tàu ở Hà Nội cũng đã đo thân nhiệt, khai báo y tế đầy đủ; qúa trình di chuyển được đo thân nhiệt thường xuyên theo quy định.

Cần có phối hợp

Trước đó, vào khuya ngày 1/4, có một du khách quốc tịch Anh, là một blogger đi phượt. Du khách này vào Việt Nam từ ngày 1/1/2020 để dạy tiếng Anh tại Hà Nội. Trong thời gian nghỉ dạy để tránh dịch, du khách này đã dùng xe máy để đi phượt qua nhiều vùng miền của Việt Nam. Khi “phượt thủ” này di chuyển trên đường Quốc lộ 1A bằng xe máy đoạn qua Huế, đã được yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Nam du khách cho biết, đang trên hành trình từ Bắc vào Nam, có vào TP. Huế để tìm chỗ ngủ nhưng các điểm lưu trú không nhận nên đã đi tiếp. Sau đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã quyết định đưa “phượt thủ” này về lưu trú theo quy định tại Sun&Sea Resort.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho rằng, với tình hình thực tế như hiện nay, chưa dám chắc sẽ có thêm khách quốc tế đến Huế nữa hay không. Đối với những du khách này việc kiểm soát rất khó khăn. Trong khi đó, cũng chưa dám chắc khai báo y tế của khách có đúng hoàn toàn. Mặc dù khai báo y tế điện tử có định vị, nhưng phải theo nhu cầu của khách, do đó ý thức là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Trở lại với khách đến tàu bằng tàu hỏa, được biết, các du khách này lên kế hoạch vào miền Trung để du lịch. Huế là điểm đến đầu tiên trong hành trình, nên mới xuống tàu.

Theo ông Nguyễn Thanh Khánh, Bộ Giao thông và Vận tải vẫn cho ngành đường sắt chạy đôi tàu SE3, SE4 để phục vụ dân sinh, nhu cầu tối thiểu của người dân. Hiện nay, chưa có văn bản, hay quy định nào cấm hành khách lên tàu, kể cả khách du lịch nước ngoài. Đối với hành khách khi đi tàu sẽ có kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế.

“Vấn đề kiểm soát du khách nước ngoài đi tàu để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh cao nhất, phải có giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương. Vì chỉ riêng ngành đường sắt, sẽ không quản lý được”, ông Khánh nói.

Hiện cả nước đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội để không chế dịch bệnh. Trong khi đó vẫn còn một số du khách di chuyển và đang cho thấy sự thiếu sự kiểm soát chặt từ nơi đi và nơi đến. Nguy cơ về dịch bệnh từ những du khách này là hiện hữu. Rất cần có sự vào cuộc của các cấp, ngành; Huế cũng cần sớm có những tham mưu để kiểm soát lượng khách du lịch còn lưu lại ở Việt Nam tốt hơn.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Thân thiện như xích lô Huế
Thân thiện như xích lô Huế

Mới đây, cùng với 9 tỉnh và thành phố ở Việt Nam,Huế được vinh danh là thành phố thân thiện nhất trong giải thưởng thường niên mang tên Traveller Review Awards 2023.

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.