Thứ Bảy, 23/12/2017 07:00

Cần nhiều giải pháp chủ động hơn

Từ lúc ngành du lịch Việt Nam hoạt động trở lại sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, du lịch biển là lựa chọn số một của khách nội địa. Huế cần có giải pháp chủ động hơn nữa để thu hút khách có nhu cầu về với biển.

Về Huế tắm biển

Chèo thuyền kayak ở Thuận An được khách lựa chọn

Chỉ mới hút khách nội tỉnh

Theo dự báo ở giai đoạn tái khởi động lại ngành du lịch, hai sản phẩm du lịch được khách nội địa ưu tiên lựa chọn là du lịch biển và du lịch thiên nhiên. Cụ thể, nhu cầu du lịch biển chiếm 67%; nhu cầu du lịch thiên nhiên chiếm 56%.

Qua tháng thứ 2 sau khi du lịch Việt Nam hoạt động trở lại, cũng là đầu mùa du lịch biển, các bãi biển đang thu hút lượng lớn du khách. Các điểm đến gắn với biển trong cả nước đang có bước phục hồi nhanh hơn so với các điểm đến không có biển.

Ở Huế có du lịch biển, nhưng chưa thu hút được nhiều khách nội địa trong thời gian qua. Lãnh đạo Sở Du lịch nhìn nhận, biển ở Huế thu hút khách, song chủ yếu là khách trong tỉnh. Ở các điểm nghỉ dưỡng gắn với biển như ở Laguna Lăng Cô và Lapochine Beach Resort (Thuận An)… công suất sử dụng phòng cũng đang chỉ đạt ở mức 20% và cuối tuần tăng khoảng 30%. Đây là con số chưa như kỳ vọng của ngành du lịch.

Qua trao đổi với một số doanh nghiệp, khách du lịch khi đến Huế chủ yếu lưu trú ở TP. Huế, cách xa biển, khó kết hợp và khó tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, thực tế về khả năng thu hút khách nội địa bằng sản phẩm biển ở Huế không bằng một số địa phương có thế mạnh trong khu vực.

Xét về năng lực cạnh tranh về du lịch biển, Huế không thể bằng một số điểm đến ở miền Trung. Nhưng trong giai đoạn cần kích cầu, phục hồi, du lịch biển cần nâng cao năng lực, được quan tâm nhiều hơn, kết hợp với các tour tuyến khác để làm phong phú thêm cho du lịch Huế.

Biển là lợi thế để hút khách

Huế mới triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch. Trong các chương trình, du lịch biển lại ít đề cập hơn so với các loại hình du lịch khác. Mức độ quảng bá cũng chưa được thường xuyên. Có thể, Huế sẽ không thu hút khách bằng các dịch vụ, nhưng Huế sẽ hấp dẫn khách bằng thế mạnh riêng là bãi biển dài, sạch, hoang sơ. Tắm biển ở Huế không chỉ là thư giãn mà còn là để nghỉ ngơi.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần có kế hoạch phù hợp, liên kết triển khai những chương trình khuyến mãi, ưu đãi gắn với biển. Đặc biệt là tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch biển phải tốt hơn nữa mới có thể thu hút khách. Cơ quan quản lý ngành cũng kịp thời định hướng, có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Liên kết TP. Huế và biển

Theo ông Nguyễn Như Nam, Tổng Giám đốc Vietnam TravelMart, quan trọng là giá tour phải có tính cạnh tranh. Số liệu mới đây cho thấy, 90% đối tượng khách chọn đi du lịch thời điểm này là vì giá tour rẻ. Còn chỉ 10% chọn đi mà không bận tâm về giá. Do đó, quan trọng là Huế cần có những chương trình tour với giá hấp dẫn.

Mới đây, ở Thuận An hình thành thêm hệ thống trò chơi liên hoàn dưới nước, như đi mô tô nước, chèo thuyền kayak, lướt ván đứng... Nếu kết hợp tốt, khách tham quan di sản, lưu trú ở Huế và kết hợp với giải trí biển bằng các trò chơi này là tour có thể sớm đưa vào khai thác.

Không phải chỉ năm nay, các năm trước, du lịch biển kết hợp với nghỉ dưỡng vẫn là sản phẩm đáp ứng được đối tượng khách. Ngoài dòng khách nghỉ dưỡng biển, ở Huế vẫn có thể thu hút khách đến Huế sử dụng các sản phẩm khác kết hợp với biển, như tham quan di sản, hay biển kết hợp với đầm phá.

Ông Vũ Hoài Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Du lịch Huế góp ý, điểm yếu của du lịch Huế là khoảng cách từ biển với trung tâm TP. Huế xa, nên các khách đến thành phố lưu trú rất ngại đi biển. Do đó, Huế cần hình thành những tuyến xe miễn phí, đón khách ở các khách sạn để đưa khách về biển tắm, nghỉ ngơi, ăn hải sản. Đến khung giờ cố định xe lại chở khách lên lại thành phố. Nếu một khách sạn khó triển khai, nhiều khách sạn có thể liên kết lại để giảm chi phí xe vận chuyển. Dịch vụ này nên sớm thông tin rông rãi để du khách biết.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, giải pháp kết nối giữa TP. Huế và biển đang được một số khách sạn triển khai, như Lapochine Beach Resort, hay Laguna Lăng Cô. Hai bên doanh nghiệp cùng chia sẻ kinh phí vận chuyển. Đây là sự chủ động cần thiết của các doanh nghiệp. Ở biển bán được dịch vụ, ở khách sạn TP. Huế cũng tăng thời gian lưu trú. Nhưng để tạo thành “vệt”, đòi hỏi cần có những kết nối lớn hơn, có thật nhiều doanh nghiệp cùng tham gia khai thác. Sở Du lịch sẽ làm việc với Hiệp hội Du lịch để triển khai bài bản hơn giải pháp. Định hướng các đơn vị lữ hành hình thành thêm các tour gắn với biển.

Thời điểm này chỉ mới đầu mùa du lịch biển. Du lịch biển sẽ lên cao trào khi học sinh nghỉ hè. Thêm một sản phẩm, thêm một tour, thêm một dịch vụ mà du khách đang muốn hướng đến là cần thiết đối với Huế lúc này, đặc biệt là du lịch biển.

Bài, ảnh: Đức Quang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Thân thiện như xích lô Huế
Thân thiện như xích lô Huế

Mới đây, cùng với 9 tỉnh và thành phố ở Việt Nam,Huế được vinh danh là thành phố thân thiện nhất trong giải thưởng thường niên mang tên Traveller Review Awards 2023.

Điểm đến mới, dịch vụ mới
Điểm đến mới, dịch vụ mới

Với những tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa, Hương Trà đang tích cực tìm hướng đi mới để phát triển du lịch, dịch vụ.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.