Thứ Tư, 13/04/2016 20:30

Cần thiết liên kết xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chiều 13/10, hoạt động cuối cùng của “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) khu vực miền Trung và Tây Nguyên” là hội thảo khoa học “Liên kết xây dựng hệ sinh thái KNĐMST vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên” đã được tổ chức tại TP. Huế.

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đến dự. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo KNĐMST tỉnh, đến dự.

Sự liên kết cần thiết

Thừa Thiên Huế là địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, du lịch, sản phẩm làng nghề. Đồng thời cũng là một trong những địa phương sớm triển khai các hoạt động phát triển hệ sinh thái KNĐMST sau khi đề án KNĐMST của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.

Theo ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, đến nay, các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả như mong muốn. Mục tiêu của Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ 2017 đến năm 2025 là hỗ trợ phát triển ít nhất 40 dự án KNĐMST và ít nhất 25 doanh nghiệp KNĐMST; 10 doanh nghiệp gọi được vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sát nhập với tổng giá trị khoảng 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hệ sinh thái KNĐMST chỉ mới giai đoạn đầu, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp KNĐMST, khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.... vẫn còn ít. Do vậy, việc đẩy mạnh khai thác các hoạt động hỗ trợ, hình thành và phát triển hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn, cũng như liên kết với các địa phương khác trong vùng là nhu cầu rất cần thiết. Hội thảo khoa học này chính là hướng đến mục tiêu hình thành các mối liên kết để hoạt động KNĐMST tốt hơn nữa, đồng thời phát huy được những tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên thời gian đến.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương - Phó Giám đốc Đại học Huế trao đổi tại hội thảo

“Nắm trong tay” đến 50.000 sinh viên, Đại học Huế được coi là một trong những lợi thế so sánh của Thừa Thiên Huế về nguồn nhân lực để KNĐMST.

PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc Đại học Huế nhấn mạnh: Để phát triển bền vững hệ sinh thái KNĐMST, một trong những yếu tố cốt lõi là phải bắt đầu từ việc đầu tư nguồn vào nguồn lực con người, đặc biệt là phát triển một thế hệ tài năng, có tư duy mới: tư duy khởi nghiệp. Trong cả ba giai đoạn chính của KNĐMST, từ hình thành ý tưởng đến phát triển sản phẩm và tăng trưởng, vai trò của trường đại học đều rất quan trọng. Cụ thể trong các việc, từ truyền cảm hứng, đến cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết về kinh doanh, đến cung cấp nguồn lực chất lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Với nhận thức đó, thời gian qua, Đại học Huế đặc biệt quan tâm đến các hoạt động về KNĐMST, chủ động triển khai nhiều hoạt động và thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên tham gia.

Tuy vậy, PGGS.TS. Huỳnh Văn Chương đang đặt vấn đề là hiện nay các đơn vị, các địa phương tổ chức khá nhiều cuộc thi về KNĐMST, nhưng sau cuộc thi thì các dự án ý tưởng ấy lại không được ươm tạo hoặc hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn để thực hiện hóa ý tưởng/dự án. Hoạt động KNĐMST ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng có tiềm năng phát triển lớn. Việc hình thành và xây dựng một hệ sinh thái KNĐMST là tiền đề quan trọng để đạt mục tiêu Việt Nam có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020. Do đó, cần hoàn thiện mô hình vườn ươm khởi nghiệp thí điểm tại một trường đại học, sau đó chuyển giao đến các đơn vị đào tạo khác.

Bỏ ngỏ liên kết vùng 

Mặc dù hội thảo hướng đến mục tiêu hình thành các mối liên kết để hoạt động KNBĐMST giữa các địa phương thuộc vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, nhưng đã không có nhiều ý kiến đến từ các địa phương trong khu vực đề xuất ý kiến về vấn đề này.

Trong lời phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao sự phối hợp của ba đơn vị để tổ chức sự kiện này. Nhưng đồng thời, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, hội thảo sẽ thành công hơn nữa nếu có được thêm nhiều ý kiến đến từ các địa phương khác để bàn về nội dung liên kết xây dựng hệ sinh thái KNĐMST khu vực.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng tâm huyết chia sẻ những câu chuyện khởi nghiệp

“Tôi rất mong muốn ngoài hệ sinh thái KNĐMST của tỉnh Thừa Thiên Huế, các địa phương khác cũng chia sẻ về hệ sinh thái KNĐMST của mình, đồng thời tạo được sự kết nối hệ sinh thái giữa các địa phương, tạo sức mạnh, chia sẻ thông tin để giúp hệ sinh thái của cả vùng phát triển tốt đẹp hơn. Thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, tôi đề nghị tiếp tục tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác phát triển giữa các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương, các tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để những sự kiện như hội thảo này thực sự trở thành yếu tố cốt lõi, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng KNĐMST, tạo động lực hình thành các doanh nghiệp KNĐMST thành công”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Bài, ảnh: Đồng Văn

 

 

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.