Thứ Hai, 01/10/2018 20:08

Cảng HKQT Phú Bài phát triển đồng bộ về hạ tầng, đón máy bay lớn

Đó là thông tin từ Cảng HKQT Phú Bài vào ngày 1/4 khi Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề nghị đầu tư xây dựng nhà ga hàng hóa tại Cảng này.

Cảng HKQT Phú Bài tạo điều kiện cho các hãng taxi hoạt động ổn địnhNgành vận tải chủ động phòng ngừa COVID-19

Nhà ga đón khách đến/đi tại Cảng HKQT Phú Bài hiện nay

Cảng HKQT Phú Bài được Bộ GT&VT, Cục Hàng không VN đầu tư mở rộng đưa vào khai thác năm 2013 với quy mô 1 đường cất hạ cánh 2700 x 45m và nhà ga có tổng diện tích 6.500 m2, đảm bảo tiếp nhận được các loại máy bay tầm gần, tầm trung hạn chế (A320/A321 và tương đương), phục vụ 1,5 triệu hành khách/năm. Đến thời điểm này, hạ tầng sân bay không còn phù hợp với nhu cầu thực tế; sản lượng hành khách qua cảng tăng dần qua hàng năm và vượt 30% so với công suất thiết kế là 1,5 triệu hành khách/năm. Chiều dài đường cất hạ cánh hạn chế, hệ thống đường lăn chưa đồng bộ, làm giảm năng lực khai thác và an toàn bay.

Theo Quy hoạch cảng HKQT Phú Bài được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 kéo dài đường cất hạ cánh số 1 hiện có đạt kích thước chuẩn 3.048 m x 45 m; hoàn thiện đường lăn song song dài 3.048 m và 6 đường lăn nối; bảo đảm tiếp nhận các loại máy bay B767, B777. Sau năm 2020 kéo dài đường lăn song song lên 3.800 m và xây dựng thêm 1 đường lăn nối. Hiện nay Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) triển khai đầu tư Nhà ga hành khách T2, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021, đảm bảo phục vụ 5 triệu hành khách/năm.

Để tiếp tục đầu tư hạ tầng cảng HKQT Phú Bài đồng bộ theo quy hoạch, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hàng hóa; giao Bộ GTVT phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tham mưu Thủ tướng xem xét, quyết định.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, triển khai hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng Dự án đầu tư Nhà ga hàng hóa, sớm đưa cảng HKQT Phú Bài đạt chuẩn, là bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu cơ hội, phục vụ tốt các chuyến bay trong nước và quốc tế đến Huế và khu vực Miền Trung-Tây nguyên.

Tin, ảnh: Minh Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.