Thứ Năm, 08/11/2018 14:36

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc liên quan đến bầu cử

Bất chấp trước thực tế công tác nhân sự được Đảng, Nhà nước ta thực hiện hết sức thận trọng, có sự cân nhắc kỹ lưỡng thì các đối tượng xấu vẫn liên tục cố đấm ăn xôi, tiếp tục muốn bôi lem vấn đề này.

Đặc biệt, khi Quốc hội khóa XIV tiến hành kiện toàn các chức danh chủ chốt, một lần nữa các đối tượng lại gia tăng công kích, tung ra các nhận định, đánh giá, ý kiến sai trái, xuyên tạc, vu khống…

Những chiêu trò cũ

Một số đối tượng lại cố tình đưa ra thông tin theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” bằng cách suy diễn “Quốc hội khóa cũ bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới”, “Quốc hội khóa XIV làm thay Quốc hội XV”, “bầu cử ở Việt Nam diễn ra theo kiểu chưa sinh ra cha đã sinh ra con”…

Các đối tượng cơ hội chính trị cũng tiếp tục tấn công công tác nhân sự của Đảng, Nhà nước ta bằng những luận điệu vô căn cứ, vu khống rằng, bầu cử Quốc hội chỉ là một “vở kịch” được Đảng dựng ra để lừa dối người dân; việc đi bầu cử không có nghĩa lý gì vì tất cả các vị trí đã được “xếp ghế” từ trước; bầu cử Quốc hội là thời điểm “chia chác”, “đấu đá” quyền lực giữa các phe nhóm. Rồi chúng quy chụp Việt Nam là quốc gia “độc tài” và không có dân chủ trong công tác nhân sự…

Và chúng vẫn dùng những lập luận cũ rích, rằng việc kiện toàn nhân sự trước như thế thì “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ”, Đảng Cộng sản đang độc diễn”, “Không có bầu cử dân chủ khi còn thể thức Đảng cử dân bầu”; “Đảng chỉ đạo cơ cấu tỷ lệ đại biểu trước khi bầu, nên sẽ không có một Quốc hội đại diện cho Nhân dân”... Các đối tượng xấu quy kết cuộc bầu cử do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo là không chính danh, không đúng pháp luật. Từ đây, các đối tượng gây hoang mang dư luận, kích động người dân không đi bầu cử.

Không dao động trước những thông tin sai lệch

Thực tế, các chức danh Nhà nước được miễn nhiệm và bầu mới tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không phải là bầu cho khóa mới, bầu cho nhiệm kỳ sau, “làm thay” Quốc hội khóa XV như những gì các đối tượng xấu đang cố tình rêu rao, lan truyền để chống phá, công kích công tác bầu cử, kích động “tẩy chay bầu cử”.

Việc miễn nhiệm, bầu mới là của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Việc kiện toàn nhân sự chủ chốt Nhà nước tại thời điểm hiện tại là để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiều cán bộ chủ chốt của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ không vào Bộ Chính trị khóa mới. Vì vậy, việc phân công, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại bộ máy Nhà nước để bảo đảm sự lãnh đạo, bảo đảm sự đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước là hết sức cần thiết.

Cần phải hiểu thêm rằng, theo Hiến pháp 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Như vậy, đương nhiên Đảng cần tập trung lãnh đạo cuộc bầu cử để xây dựng chính quyền Nhân dân và chính sự lãnh đạo ấy giúp quá trình bầu cử theo đúng Hiến pháp và pháp luật, phát huy được vai trò của toàn Đảng, toàn dân trong sự kiện quan trọng này.

Sau khi Quốc hội khóa XV được cử tri bầu ra, tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khóa mới sẽ thực hiện công tác nhân sự cho nhiệm kỳ 2021 – 2026. Và một điều hiển nhiên là nếu các đồng chí giữ vị trí được kiện toàn tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV không trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (đối với các vị trí yêu cầu phải là đại biểu Quốc hội) hoặc không được Quốc hội khóa XV tín nhiệm bầu, phê chuẩn thì nghiễm nhiên sẽ thôi giữ chức vụ. Khi đó, Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện công tác nhân sự theo đúng quy định và những điều này được thực hiện hết sức công khai và dân chủ.

Hiện nay, các trang Facebook như Việt Tân, Chân trời mới media; một số tờ báo nước ngoài có nội dung tiếng Việt như RFA (Đài Á châu tự do), VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ), BBC… cùng nhiều trang mạng truyền thông do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị điều hành liên tục đưa ra những bài viết, bình luận tiêu cực, không đúng thực tế, với cách đánh giá sai lệch, gây hoang mang, tạo sự hiểu lầm trong dư luận.

Vì vậy, trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, mỗi cán bộ, đảng viên, người dân cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình, tỉnh táo tiếp nhận những thông tin đúng, chính thống để giữ vững niềm tin và hành động đúng đắn, tránh rơi vào luận điệu xuyên tạc, sai trái của những tổ chức, cá nhân phản động, góp phần giữ vững ổn định, đóng góp vào thành công trong ngày hội lớn của đất nước.

VŨ VĂN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023
Những sự kiện nổi bật có thể định hình lại châu Á trong năm 2023

Trong năm 2023, châu Á sẽ đón nhận những cơ hội và cả những thách thức mới khi đang phục hồi từ sau đại dịch COVID-19. Dưới đây là những sự kiện nổi bật được liệt kê theo thứ tự thời gian, được xem là sẽ góp phần định hình lại khu vực này trong năm 2023:

Italy có thể sẽ có một nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử
Italy có thể sẽ có một nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào lúc 23h giờ địa phương (21h GMT), liên minh trung hữu, bao gồm đảng Anh em Italy (FdI) của bà Giorgia Meloni, đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini và Forza Italia (FI) của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, có nhiều khả năng giành chiến thắng.