Chủ Nhật, 20/05/2018 16:01

Cấp bách đầu tư ứng phó sạt lở biển

Sạt lở biển đang diễn biến phức tạp, nhiều nơi với cường độ mạnh. Đầu tư công trình ứng phó sạt lở được xem là giải pháp ưu tiên hiện nay.

Nước lũ lên nhanh, bờ biển sạt lở, di dời dân cư vùng xung yếuCông trình ứng phó biến đổi khí hậu: Cấp thiết & đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của người dânTrồng rừng chống biến đổi khí hậuKè Phú Thuận giai đoạn 2: “Thành trì” chống sạt lởKè trăm tỷ “chạy nước rút ”

Đoàn công tác của Tổng cục phòng chống thiên tai làm việc với tỉnh

Ngày 20/11, Đoàn công tác của Tổng cục phòng chống thiên tai do ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai (PCTT), Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT đã có buổi kiểm tra, rà soát đánh giá hiện trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Làm việc với đoàn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Sạt lở nghiêm trọng

Hiện nay có trên 30 km sạt lở bờ biển tập trung các khu vực như: Phong Hải, Phong Hòa (Phong Điền); Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền); Hải Dương (Hương Trà); Phú Thuận, Phú Diên, Phú Hải (Phú Vang); Vinh Mỹ, Vinh Hải và Vinh Hiền (Phú Lộc).

Đặc biệt, do ảnh hưởng của các cơn bão số 5, số 9, số 13 và hoàn lưu bão số 6, số 7, từ ngày 6/10 đến ngày 17/10 tại địa bàn tỉnh đã có mưa rất to trên diện rộng gây ra một đợt lũ đặc biệt lớn, bờ biển có gió cấp 8, cấp 9, giật cấp 11 sóng cao từ 4 - 5m đã làm hơn 18km bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng, nghiêm trọng tập trung tại các khu vực trên.

Sạt lở biển ngày càng diễn biến phức tạp

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho rằng, điểm khác biệt của sạt lở biển năm nay là cường độ mạnh hơn, không thua gì các địa phương khác. Đặc biệt, có những điểm chưa từng xảy ra sạt lở biển như Quảng Ngạn, Vinh Mỹ, năm nay lại xuất hiện sạt lở mạnh.

Tốc độ xâm thực bờ biển trung bình từ 5 - 10m/năm có nơi hơn 20m, đe dọa đến tính mạng và tài sản của hàng ngàn hộ dân, ảnh hưởng đến 24 xã thị trấn ven biển, làm mất hàng trăm hecta rừng phòng hộ; có nguy cơ mở cửa biển mới, ảnh hưởng đến QL 49B cũng như cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, du lịch dịch vụ, an ninh quốc phòng, hệ sinh thái của 22.000ha đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Ngoài ra, thiên tại cũng gây xâm thực, xói lở và bồi lắng các cửa biển Thuận An, cửa biển Tư Hiền, cửa biển Lăng Cô, cửa biển Lạch Giang, làm tăng nguy cơ mất ổn định tự nhiên, ảnh hưởng đến dòng chảy thoát lũ, ảnh hưởng tuyến luồng hoạt động khoảng 2.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ ra vào các cửa biển.

Cần 450 tỷ đồng

Ông Phan Thanh Hùng cho rằng, đối với việc ứng phó thiên tai, sạt lở hiện nay có các giải pháp công trình và phi công trình. Trong đó, giải pháp công trình địa phương cũng có một số đề xuất như đối với các công trình thủy lợi miền núi A Lưới, Nam Đông lâu ngày đã xuống cấp, nguồn lực khó khăn, lâu nay chỉ gia cố bằng rọ đá tạm thời, về lâu dài cần đầu tư kiên cố phục vụ sản xuất.

Trồng rừng ngập mặn ngăn sạt lở biển, đầm phá là giải pháp phi công trình tối ưu hiện nay

Đối với công trình kè chống sạt lở biển, đầm phá, theo Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ, do ngân sách hiện nay khó khăn nên khối lượng còn lại khoảng 60% chưa làm được; đối với sạt lở bờ sông thì hiện nay khoảng 60% vùng xung yếu, nhiều nhà dân đang nằm trong vùng “cảnh báo đỏ”. Do vậy, đề nghị phía tổng cục quan tâm thêm việc xây dựng kè biển, sông, đầm phá.

Về giải pháp phi công trình đối với lũ quét và sạt lở đất, hiện nay UBND tỉnh đã giao đơn vị đánh giá toàn bộ hiện trạng của các khu vực đầu tư trước đến nay như đường Hồ Chí Minh, QL49, QL1A và cao tốc Cam Lộ - Túy Loan. Các khu dân cư có nguy cơ sạt lở cao cũng cần có những đánh giá cảnh báo để tiến lên dự báo. Ngoài ra, đang đánh giá các hiện trạng khu vực công trình thủy điện, nhất là thủy điện bậc thang để hạn chế rủi ro xảy ra, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm đảm bảo an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Địa phương cũng cần có bản đồ ngập lũ để có các tính toán lại về quy hoạch phát triển đô thị và có mô phỏng vận hành theo các kịch bản khác nhau cũng như xác định nhu cầu nạo vét chỉnh trang các sông, hói để tăng khả năng thoát lũ.

Trong thời gian tới, để xử lý chống sạt lở bờ biển, tỉnh đề nghị Chính phủ đưa vào chương trình cấp bách và huy động các nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB), vốn ADB và huy động các nguồn vốn khác của doanh nghiệp để thực hiện.  

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trương Văn Giang đề xuất, về phía tỉnh hiện nay có thực trạng năm nào cũng phải di dân, nhà cửa người dân vùng biển chưa được kiên cố nên bão vào là tốc mái. Do vậy, đề xuất Bộ Xây dựng, Bộ NN&PTNT xây dựng một số khu TĐC mới đối với các hộ phải di dân vùng sạt lở nguy hiểm vì hàng năm địa phương phải tiến hành di dời hơn 20 nghìn hộ (65 nghìn khẩu) rất ảnh hưởng đời sống người dân; hỗ trợ xây nhà kiên cố để ứng phó mưa bão đối với các hộ dân không nằm trong diện di dời.

Đề xuất Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu tổng thể diễn biến cơ chế xói lở bờ biển của tỉnh cũng như khu vực miền Trung, tìm ra nguyên nhân chính gây xói lở để có giải pháp xử lý tổng thể, lâu dài phù hợp cho từng khu vực. Bổ sung dãy cồn cát ven biển dài 90km đê vào chương trình nâng cấp đê biển phù hợp với điều kiện tự nhiên, ổn định, bền vững phòng chống bão lũ và kết hợp đa mục tiêu.

Trước mắt đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ đầu tư cấp bách xử lý các đoạn bờ biển xung yếu, tập trung tại khu vực bờ biển đoạn qua xã Giang Hải dài 1,0km; bờ biển qua xã Phú Thuận dài 2,0km; đoạn qua xã Vinh Thanh dài 0,7km; đoạn qua xã Hải Dương dài 0,5km; đoạn qua xã Phong Hải dài 1,0km với kinh phí kè chống sạt lở khoảng 450 tỷ đồng.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT khẳng định việc kiểm tra, đánh giá hiện trạng sạt lở bờ biển hiện nay của tỉnh nhằm làm cơ sở cập nhật thông tin cho đề xuất dự án “Nâng cao năng lực ứng phó thiên tai, vùng ven biển Việt Nam”. Ông Hoài ghi nhận những đề xuất của các ngành, địa phương và hứa sẽ tổng hợp trình Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí đầu tư các công trình ứng phó thiên tai trong thời gian tới.  

Sở NN&PTNT đề xuất nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và sự biến động vùng hạ du sau khi xây dựng đưa vào vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện thượng nguồn ảnh hưởng đến xói lở bờ biển, ổn định cửa biển Thuận An, Tư Hiền, cũng như khả năng thoát lũ trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH); đầu tư hệ thống quan trắc hải văn ven biển tại Thuận An, Chân Mây; nghiên cứu ảnh hưởng của sự BĐKH toàn cầu có tác động, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của các vùng ven biển đầm phá và tác động đến chế độ dòng chảy của các dòng sông, đầm phá của tỉnh để có kế hoạch, chiến lược đối phó phù hợp.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa
Triều cường gây khó khăn công tác tiêu úng cứu lúa

Từ chiều tối ngày 19/2, tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi tỉnh chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ triều cường sạt lở tiếp diễn vùng ven biển các địa phương.