Thứ Hai, 28/11/2016 16:49

Cáp quang biển APG gặp sự cố, internet đi quốc tế chập chờn

Tuyến cáp quang quốc tế APG gặp sự cố hôm 26.5. Đây là lần thứ 4 trong năm nay tuyến cáp biển này gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Cáp quang biển APG khôi phục sớm hơn dự kiếnCáp quang biển APG gặp sự cố, internet quốc tế chập chờn

Theo tiết lộ của một nhà cung cấp dịch vụ internet ở Việt Nam (ISP), tuyến cáp gặp sự cố tại vị trí cách trạm cập bờ Đà Nẵng 132 km. Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân, do đó chưa có thời gian dự kiến sửa chữa xong. Hiện sự cố đang được Ban quản trị hệ thống cáp biển APG tích cực xử lý.

Với sự cố này, toàn bộ dung lượng internet Việt Nam đi quốc tế qua hướng cáp này bị ảnh hưởng. Như vậy, người dùng trong thời gian này sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng các dịch vụ internet quốc tế như Facebook, Google.

Được biết, tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway - APG được đưa vào vận hành thử nghiệm từ cuối tháng 10.2016 và vận hành chính thức, phục vụ khách hàng từ khoảng giữa tháng 12.2016, sau bốn năm triển khai đầu tư. Tuyến cáp quang này được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

APG hiện có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom. Đây cũng là lần thứ tư tuyến cáp APG gặp sự cố trong năm nay.

Trước đó, liên tiếp trong ba ngày 26, 27 và 28/2 ba tuyến cáp quang biển APG lần lượt gặp sự cố. Phải mất đến hai tháng, việc sửa chữa mới hoàn thành, khôi phục toàn bộ dung lượng trên tuyến.

Theo thanhnien.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân năm 2022
Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân năm 2022

Sáng 21/10, tại Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh, UBND tỉnh, Ban tổ chức Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh năm 2022 tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến nguồn cung ứng xăng dầu trong nước giảm
Đâu là nguyên nhân dẫn đến nguồn cung ứng xăng dầu trong nước giảm

Để bảo đảm ổn định nguồn cung ứng xăng dầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Hoạt động điện lực không có Giấy phép bị phạt tới 200 triệu đồng
Hoạt động điện lực không có Giấy phép bị phạt tới 200 triệu đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/1/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.