Thứ Ba, 12/04/2016 06:23

Châu Á dẫn đầu Chỉ số Nguồn nhân lực của WB

Các quốc gia ở khu vực châu Á ghi được điểm số cao nhất trong một bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố ngày 11/10, trong đó xếp hạng các quốc gia về việc họ đầu tư vào con cái như thế nào.

Thủ tướng Lào: Nguồn nhân lực là chìa khóa hội nhập kinh tếNhật Bản: Cư dân nước ngoài chạm mức kỷ lục 2,63 triệu người104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họaLãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy đầu tư vào giáo dục

3 quốc gia dẫn đầu trong Chỉ số Nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới nằm ở khu vực châu Á. Ảnh: Alamy

Cụ thể, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản nắm giữ 3 vị trí dẫn đầu trong Chỉ số Nguồn nhân lực của WB, được phát hành tại hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở đảo Bali, Indonesia.

Tiếp theo là Hồng Kông, Phần Lan, Ireland và Australia. Thụy Điển, Hà Lan và Canada nằm trong top 10.

Các quốc gia ở khu vực châu Âu chiếm ưu thế trong 10 quốc gia được xếp hạng ngay sau đó, trong khi Mỹ đứng thứ 24 và Trung Quốc ở vị trí thứ 46.

Thay vì sử dụng các thước đo truyền thống như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số xếp hạng các quốc gia về mức độ trẻ em được chuẩn bị tốt cho tương lai như thế nào, với sự nhấn mạnh về các yếu tố như học hành và chăm sóc sức khỏe.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, những cân nhắc này thường bị đánh mất, giữa những ưu tiên chính trị khác của quốc gia, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chất lượng cao.

Phát biểu trong một cuộc họp báo trên hòn đảo nghỉ mát của Indonesia, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim nhận định, 1/4 những người trẻ tuổi của hành tinh đang phải đối mặt với “nguy cơ bị suy dinh dưỡng và bệnh tật mãn tính dẫn đến còi cọc”.

Chủ tịch Jim Yong Kim cho rằng, điều này "ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển nhận thức của một đứa trẻ, kết quả học tập và thu nhập trong tương lai".

Đáng chú ý, khu vực châu Phi thống trị nửa phía dưới của hệ thống xếp hạng bao gồm 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xếp hạng thấp nhất là Chad, tiếp theo là Nam Sudan, Niger, Mali và Liberia.

Ông Jim Yong Kim nói thêm: "Nếu trẻ em của một quốc gia lớn lên và không thể đáp ứng nhu cầu của nơi làm việc trong tương lai, quốc gia đó sẽ không có khả năng tuyển dụng người dân của mình, không thể tăng sản lượng, và hoàn toàn không được chuẩn bị để cạnh tranh về mặt kinh tế".

"Các chính sách để xây dựng nguồn nhân lực là một trong những sự đầu tư thông minh nhất mà các quốc gia có thể tạo ra, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và toàn diện", Chủ tịch WB lưu ý.

Ngân hàng Thế giới hy vọng, xếp hạng và dữ liệu được cung cấp cho mỗi quốc gia có thể đem đến các quốc gia một "tranh luận mạnh mẽ hơn" khi cân nhắc liệu có nên đưa tài nguyên vào các chính sách có lợi cho trẻ em hay không.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số nói trên cho thấy 56% trẻ em được sinh ra ngày nay trên toàn thế giới sẽ có nguy cơ mất hơn 1/2 thu nhập tiềm năng trong cuộc đời của chúng, do những chính sách không đầy đủ.

Chỉ số Nguồn nhân lực đo lường số lượng "vốn nhân lực mà một đứa trẻ được sinh ra ngày nay có thể mong đợi để đạt được đến năm 18 tuổi", bằng cách đánh giá một loạt các điều kiện và yếu tố quốc gia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Guardian & Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.