Chủ Nhật, 29/09/2013 20:02

Châu Á “để mắt” đến thị trường máy bay toàn cầu

Indonesia sắp tung ra máy bay chở khách quy mô nhỏ đầu tiên tự sản xuất trong nước - chiếc N219 19 chỗ ngồi, được thiết kế phù hợp với những chặng bay ngắn cho những thị trường mới nổi trong khu vực – nơi ngành du lịch hàng không đang bùng nổ; Hàn Quốc cũng đang cân nhắc việc sản xuất máy bay 100 chỗ, trong khi Ấn Độ xem xét khả năng tung ra máy bay chở 70-90 khách.

Máy bay N219 19 chỗ ngồi của Indonesia. Ảnh: Reuters

Những sản phẩm này dự kiến sẽ có tính cạnh tranh cao trên các đường bay ngắn so với các máy bay Airbus 320 hoặc Boeing 737 có từ 150-190 chỗ ngồi, khi nhiều chuyên gia cho rằng chúng có thể phù hợp với một số thị trường ở châu Á, Nam Mỹ và châu Phi - nơi nhu cầu du lịch hàng không đang gia tăng nhưng việc phát triển cơ sở hạ tầng thường không đáp ứng kịp. Thực tế, đường băng tại nhiều sân bay nhỏ không phải lúc nào cũng đủ dài để chứa máy bay lớn như A320 và 737.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Kiểm soát buôn lậu qua đường hàng không
Kiểm soát buôn lậu qua đường hàng không

Cục Hàng không yêu cầu các đơn vị tiếp tục tăng kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa bằng đường hàng không.