Chủ Nhật, 28/08/2016 14:44

Châu Á: Thiếu hụt phi công ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Tờ Jakarta Post ngày 28/2 đưa tin, sự bùng nổ du lịch chưa từng có tại châu Á đã và đang tạo nên nhiều hãng hàng không mới với hàng triệu phi công.

Paris nỗ lực thu hút du khách ASEANIndonesia nới lỏng yêu cầu hoàn thuế VAT cho du khách nước ngoàiTrung Quốc: Thu về 513,9 tỷ NDT từ du lịch tết

Du lịch châu Á bùng nổ nhưng bị kìm kẹp do thiếu hụt phi công lành nghề. Ảnh minh họa: Jakarta Post

Tuy nhiên, thiếu hụt phi công lành nghề lại đang là vấn đề lớn, đe dọa đến đà phát triển của nhu cầu này.

Bamboo Airways của Việt Nam là hãng hàng không giá rẻ (LLC) mới nhất vừa bắt đầu dịch vụ trong năm nay, dự kiến sẽ mau chóng tham gia cuộc đua với các hãng hàng không khác.

Theo dữ liệu công bố bởi Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á,  LLC có khoảng 1.400 máy bay bay theo lộ trình đặt sẵn. Với việc thiếu hụt phi công, các hãng hàng không sẽ phải vật lộn để tìm kiếm đủ thành viên là những phi công lành nghề cho buồng lái của mình.

“Một cuộc khủng hoảng thực sự có thể sắp xảy ra. Đối với những hãng hàng không mới, điều này còn khó hơn rất nhiều. Dự kiến đây sẽ là một cuộc đấu tranh thực sự”, Peter Harbison – Chủ tịch điều hành CAPA có trụ sở tại Sydney cho biết.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế nhận định giao thông toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ tới, với mức tăng lớn nhất dự kiến sẽ xảy ra tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có thể sẽ có khoảng 4 tỷ hành khách. Cho đến năm 2037, hãng sản xuất máy bay Boeing Co dự báo khu vực sẽ cần đến 16.930 máy bay mới, 261.000 phi công, tương đương gấp đôi số lượng máy bay và phi công hiện có.

Trước tình hình này, sự căng thẳng đang ngày càng xuất hiện rõ ràng.

Không chỉ châu Á, trên thế giới, trong tháng 4 vừa qua, Emirates – hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới cho biết việc thiếu hụt phi công lành nghề buộc hãng phải cắt giảm rất nhiều chuyến bay.

Để tránh khỏi tình hình cạnh tranh khốc liệt, nhiều hãng hàng không đã thành lập học viện đào tạo của riêng mình để đào tạo phi công. Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất của Hàn Quốc, AirAsia, hãng hàng không lớn nhất Đông Nam Á theo đội bay, hay IndiGo và Lion Air của Indonesia là những hãng hàng không đã triển khai học viện đào tạo của riêng mình.

Ngoài ra, một số hãng triển khai chính sách cắt giảm giờ bay tối thiểu đủ để phi công được làm cơ trưởng. Động thái được thực hiện trong bối cảnh vấn đề thiếu hụt phi công lành nghề đã xảy ra từ rất lâu, song lại trở nên nghiêm trọng trong thời gian gần đây.

Để giải quyết vấn đề này, biện pháp tạm thời được chủ tịch Harbison đề xuất là giảm số lượng phi công trong mỗi chuyến bay xuống thành 1 người, thay vì 2 người như trước. Nếu không thể có những chuyến bay không người lái, các hãng có thể hoạt động với những chuyến bay chỉ có 1 phi công. Song ý kiến này vẫn vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối từ các chuyên gia.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Điểm đến phải hấp dẫn
Điểm đến phải hấp dẫn

Không còn lâu nữa, nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào khai thác. Đây là thời điểm cần chủ động các giải pháp để kết nối, đưa khách đến trong thời gian đến.