Thứ Bảy, 11/07/2015 19:38 (GMT+7)
Châu Á và Olympic – dấu hiệu thay đổi của toàn cầu
Vào ngày 9/2, Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ chính thức khai mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi ba thế vận hội liên tiếp sẽ diễn ra ở châu Á trong bốn năm tới nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực.
Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018. Ảnh: Canadian Olympic Committee
Sau khi kết thúc Thế vận hội mùa đông ở Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ trở thành tâm điểm của thế giới với Thế vận hội Tokyo 2020 và Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ tiếp nối để tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022, cùng lúc trở thành thành phố đầu tiên đăng cai tổ chức cả hai thế vận hội đông – hè.
Trong lúc châu Á ngày càng nâng cao vị thế trên trường quốc tế, phương tây ghi nhận sự chững lại khi Rome (Ý), Hamburg (Đức) và Budapest (Hungary) xác nhận sẽ đứng ngoài cuộc đua giành chức chủ nhà cho Thế vận hội mùa hè 2024.
Trước những sự thay đổi này, Mark Dreyer - chuyên gia về thể thao Trung Quốc khẳng định dấu hiệu “ghi bàn thắng hat-trick” về Olympic của châu Á là minh chứng của “sự thay đổi toàn cầu”.
Khác với phương tây – khu vực có tiềm lực kinh tế vô cùng mạnh mẽ, việc châu Á lần đầu tiên trở thành địa điểm diễn ra ba thế vận hội liên tiếp chứng tỏ tiềm năng của lục địa này rất cao. Điều này thể hiện rõ nhất thông qua tốc độ phát triển kinh tế sôi nổi của khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể nói, triển vọng của toàn cầu đang dần dịch chuyển về phía Đông – nơi thế giới nhìn thấy cơ hội phát triển cho nhiều lĩnh vực trong tương lai.
Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNA)