Chủ Nhật, 07/02/2016 15:27

Châu Âu tiếp tục đối mặt với nhiệt độ cao gần chạm kỷ lục

Tờ Straitstimes ngày 7/8 đưa tin, khu vực châu Âu vừa phải đối mặt với nhiệt độ cao gần chạm mức kỷ lục. Dưới đây là một loạt các diễn biến nhiệt độ gần đây trong khu vực:

Nhiệt độ kỷ lục dự báo xuất hiện tại Tây Ban Nha, Bồ Đào NhaTử vong vì sóng nhiệt tăng mạnh ở một số khu vựcThị trường bán lẻ Hàn Quốc đứng trước thay đổi do sóng nhiệt kỷ lụcPháp đóng cửa lò phản ứng hạt nhân do ảnh hưởng của sóng nhiệtCháy rừng và lũ lụt: thời tiết cực đoan xuất hiện trên toàn cầuLý giải các đợt “sóng nhiệt” nóng ẩm tử thần gia tăng trên toàn cầu

Một cánh đồng ngô khô héo ở Mitschdorf, phía đông Pháp, trong bối cảnh một đợt sóng nhiệt quét qua khắp khu vực châu Âu. Ảnh: AFP

Pháp

Nhiệt độ ước tính ​​đạt đỉnh vào khoảng 37 độ C ở phía nam Pháp vào ngày 6/8, trong khi khu vực phía bắc nước này được dự báo sẽ nóng hơn trong ngày hôm nay (7/8).

Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn lưu ý, người dân cần có sự chăm sóc sức khoẻ thích hợp nhằm ứng phó với sức nóng; đồng thời cảnh báo mọi người phải thích nghi.

Bà Buzyn nhận định: "Chúng ta có thể sẽ phải thích nghi với những cảnh báo này trong những năm tới, bởi đây là điều mà chúng ta chưa từng chứng kiến cho đến tận bây giờ".

Tây Ban Nha

Một vụ cháy ở Almonaster la Real, Huelva, Tây Ban Nha ngày 5/8. Ảnh: EPA-EFE​

Tại Tây Ban Nha, số người tử vong do nhiệt tăng lên 7 người, một phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Guardia Civil của Tây Ban Nha nói với hãng tin AFP.

Trong khi đó, các quan chức địa phương cũng ghi nhận những trường hợp tử vong do nhiệt khác ở vùng Extremadura và Catalonia; trong bối cảnh nhiệt độ vẫn duy trì ở mức cao, nhất là ở khu vực phía đông nam Tây Ban Nha, nơi nhiệt độ được dự báo sẽ đạt 40-42 độ C.

Bồ Đào Nha

Người dân địa phương cố gắng dập tắt một đám cháy rừng, đã khiến 44 người bị thương và buộc phải sơ tán khu nghỉ mát, trong khu vực Barranco de Banho của Caldas de Monchique, Bồ Đào Nha ngày 6/8. Ảnh: EPA-EFE​

Khu vực Monchique ở phía nam Bồ Đào Nha bị bao phủ bởi những đám mây khói dày đặc, sau khi chính quyền sơ tán nhiều ngôi nhà trong đêm, với 24 người bị thương, 1 người bị thương nặng.

Dịch vụ thời tiết cho hay, sau khi nhiệt độ chạm đỉnh vào ngày 4/8, nhiệt độ đã trở lại dưới 45 độ C và có khả năng tiếp tục giảm xuống thấp hơn trong vài ngày tới.

Đức

Nhiều người tập trung trên một bãi biển trong đợt sóng nhiệt ở Haltern, Đức. Ảnh: Reuters

Đức được dự kiến sẽ đón nhận một đợt ​​tăng đột biến mới về nhiệt trong khoảng giữa tuần này, lên khoảng 39 độ C, trước khi nhiệt độ hạ xuống. Số liệu chính thức cho thấy, mức nhiệt độ trung bình từ tháng 4-7 cao hơn 3,6 độ so với giai đoạn năm 1961-1990.

Nông dân trong khu vực đang tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ. Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Đức, ông Joachim Rukwied cho rằng, có thể cần đến 1 tỷ euro viện trợ của Chính phủ, trong bối cảnh tỷ lệ mất mùa chạm ngưỡng 70% ở một số khu vực.

Trong một diễn biến khác, hơn 1 triệu trẻ em đã trở lại trường học trong ngày 6/8 tại 3 tiểu bang của Đức là Rhineland-Palatinate, Saarland và Hesse; tuy nhiên, một số trẻ em được phép về nhà sớm vì sóng nhiệt.

Vương quốc Anh

Trẻ em làm mát ở các đài phun nước bên bờ sông Thames, trong đợt nắng nóng diễn ra liên tục ở thủ đô London, Anh. Ảnh: EPA-EFE

Anh tiếp tục đối mặt với thời tiết nắng nóng ở khu vực phía nam, với nhiệt độ tối đa ở mức 32 độ C.

Các báo cáo cho biết, tình trạng thiếu lượng mưa liên tục diễn ra ở các đảo xa xôi, như Lundy ở Bristol Channel, nơi hiện đang phụ thuộc vào nước đóng chai từ đất liền, sau khi nguồn cung cấp địa phương trở nên cạn kiệt.

Đảo Arran ở Scotland, Quần đảo Scilly ở phía tây nam Anh và đảo Jersey ở Quần đảo Eo Biển cũng vừa yêu cầu người dân cắt giảm lượng nước tiêu thụ, tờ Daily Express nói thêm.

Hà Lan

Mặt đất khô cằn ở bờ sông Rhine tại Lobith, Hà Lan​. Ảnh: AFP

Sóng nhiệt cũng diễn ra mạnh mẽ ở Hà Lan như nhiều quốc gia khác, nhưng không ai nghĩ rằng, điều đó có thể trở thành một mối đe dọa đối với hệ thống đập và kênh rạch nổi tiếng thế giới của quốc gia này.

Mực nước sông giảm quá thấp, do đó, Rijkswaterstaat, đơn vị quản lý hệ thống nước quốc gia phải mở các con đập trong đất liền để đẩy nước biển ra.

Ngoài ra, Hiệp hội các nhà chế biến trái cây và rau quả châu Âu cũng cảnh báo về tác động của năm thứ 3 liên tiếp xảy ra các điều kiện hạn hán kéo dài.

"Những điều kiện thời tiết khắc nghiệt diễn ra trên khắp châu Âu có thể dẫn đến những thiệt hại trên các lĩnh vực, cả về chất lượng và số lượng", một tuyên bố của cơ quan này cho biết; đồng thời cảnh báo về “tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung trong thời gian tới đối với tất cả các loại rau trồng”.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7

Hôm nay (9/1), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần đến 5 nước thành viên của nhóm G7, nhằm tăng cường mối quan hệ với châu Âu và Anh, đồng thời tập trung vào liên minh Nhật - Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington trong những ngày tới, AP News và Reuters đồng loạt đưa tin cho biết.