Thứ Hai, 04/01/2016 09:10

Chi phí giường điều trị khi thanh toán BHYT có tăng?

Chi phí giường điều trị trong thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) dự báo vẫn sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn.

Tỷ lệ chi phí cho giường bệnh sẽ chiếm vẫn khá lớn. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/2018/TT-BYT thay thế Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, quy định chi phí tiền giường điều trị đang bất hợp lý.

Thời gian qua, tình trạng kê thêm giường bệnh nội trú diễn ra tại hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh (KCB), nhiều cơ sở y tế không đảm bảo được các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực y tế vẫn kê thêm quá nhiều giường bệnh để tăng cường đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú, không đảm chất lượng điều trị người bệnh.

Việc này đã làm gia tăng nhanh chi phí giường bệnh (năm 2017 chi gần 18.000 tỷ đồng, tăng rất cao so với năm 2016 là 8.774 tỷ đồng). Tại nhiều cơ sở KCB, chi phí tiền giường chiếm đến 40-50% tổng chi phí điều trị. Sự mất cân đối trong thanh toán chi phí ngày giường đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh; đồng thời đã xảy ra tình trạng lạm dụng quỹ BHYT thông qua việc kê thêm nhiều giường bệnh để đưa nhiều bệnh nhân vào điều trị nội trú khi chưa cần thiết.

Vì vậy, theo BHXH Việt Nam, để khắc phục tình trạng này cần phải xác định mức giá theo định mức nhân lực thực tế. Tuy nhiên, tại Thông tư số 15 vẫn đưa ra một phương thức tính toán không phù hợp. Đó là căn cứ theo giường điều trị thực kê của cơ sở năm 2015, mỗi năm cho phép tăng hợp lý là 10%. Trường hợp nếu vượt quá 30% số giường bệnh thực kê (sau khi tăng 10% hằng năm) mới tính là vượt định mức và tỷ lệ thanh toán chỉ giảm từ 3-5% so với mức giá quy định.

Quy định này đã không giải quyết căn cơ được tình trạng gia tăng chi phí điều trị nội trú bất hợp lý do không có các ràng buộc về nhân lực và chất lượng giường bệnh và tỷ lệ giảm giá khi vượt định mức giường bệnh không lớn.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành
Hiệu quả từ công tác thanh tra chuyên ngành

Trên cơ sở kế hoạch từ năm 2022, đầu năm 2023 đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 219 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ); kiểm tra 12 đại lý thu, đại diện chi trả; 6 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) và 35 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất tại 63 đơn vị SDLĐ nhằm ngăn ngừa hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Giảm bớt gánh nặng kinh tế
Giảm bớt gánh nặng kinh tế

Hưởng ứng chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn” của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp (DN), nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn góp phần giúp người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo đảm thu nhập khi hết tuổi lao động.