Thứ Năm, 20/02/2020 13:13

Chia sẻ các kết quả nghiên cứu tại hội nghị khoa học Cố đô mở rộng

Trong khuôn khổ Festival Khoa học của Trường đại học (ĐH) Y - Dược, ĐH Huế, sáng 20/8, Hội Y tế công cộng và Y học dự phòng tỉnh phối hợp với Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế tổ chức khai mạc hội nghị khoa học Cố đô mở rộng 2022 với chủ đề “Đại dịch COVID-19 và các vấn đề Y tế công cộng ưu tiên trong thập niên 2020”.

“Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ trọng tâm của trường đại học”72 đề tài được báo cáo tại hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻNhiều báo cáo tại hội nghị khoa học Trường - Viện mở rộng

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế tặng hoa chúc mừng hội nghị

Trong hai ngày diễn ra (20 - 21/8), hội nghị đón tiếp hơn 150 nhà khoa học về y tế công cộng đến từ mọi miền đất nước, từ các nước thuộc tiểu vùng sông Mê kông và một số quốc gia trên thế giới như Úc, Mỹ, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc.

Các diễn giả và báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm và báo cáo những công trình nghiên cứu khoa học thuộc các nội dung: COVID-19 và văn hóa sức khỏe; Tác động của đại dịch đến chăm sóc sức khỏe bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm (NCDs); Quản lý hệ thống y tế trong đại dịch; Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và những tác động lâu dài của COVID-19 đến sức khỏe người bệnh; Bài học kinh nghiệm trong phòng chống COVID-19...

Hội nghị tổ chức gồm 4 phiên báo cáo tổng thể, 10 phiên báo cáo hội trường và 1 phiên bảo cáo poster. Các bài tham luận và báo cáo khoa học từ các tác giả đã được lựa chọn đăng tải trong cuốn kỷ yếu của hội nghị với 85 bài báo cáo trong đó có 45 báo cáo bằng tiếng Anh.

Hội nghị khoa học Cố đô là hoạt động thường niên của tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với địa dư Cố đô Việt Nam, là nơi trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm quản lý trong nghiên cứu khoa học ở tất cả các lĩnh vực.

Tin, ảnh: Minh Tâm

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Sen Huế “tỏa hương”
Sen Huế “tỏa hương”

Từ sen Huế gần gũi, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã “biến” từng bộ phận của cây sen truyền thống thành sản phẩm hấp dẫn trên bàn ăn, phòng khách của người dân Việt và nay mai đang chuẩn bị sang Mỹ.

Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia
Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia

Khép lại năm 2022 với nhiều thành tựu nổi bật, Đại học (ĐH) Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong năm 2023 để xây dựng và phát triển ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.