Thứ Tư, 16/10/2019 13:49

Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án luật.

Lấy ý kiến về các nội dung của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)Tháo gỡ những khó khăn trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật

Toàn cảnh phiên họp sáng 16/4.

Điều chỉnh lần thứ tư

Sáng 16/4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án Luật. Thời điểm đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là dự án luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào chương trình từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019), sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Lý do của Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW, ông Tùng nhấn mạnh đây không phải là vấn đề mới, khi Quốc hội xem xét đưa dự án vào Chương trình cũng đã cân nhắc vấn đề này.

Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ để trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp như Quốc hội đã quyết định.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, theo nghị quyết của Quốc hội, dự án luật này sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2022) nhưng đến nay "không thể không lùi" do cần xem xét tổng kết Nghị quyết 19 của Trung ương.

Do vậy, ông Nhân thống nhất với báo cáo thẩm tra đề nghị cho phép trình Quốc hội cho ý kiến về dự án luật tại kỳ họp thứ 4.

Đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Liên quan đến điều chỉnh Chương trình năm 2022, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình năm 2022.

Tổng thư ký Quốc hội đã có văn bản thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2022 để tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, ông Tùng cho biết.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung 3 dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba và thông qua tại kỳ họp thứ tư.

Ông Tùng cũng cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ tư theo quy trình tại một kỳ họp. Ủy ban Pháp luật đồng tình với Thường trực Ủy ban kinh tế tán thành bổ sung dự án Luật này.

Chính phủ đề nghị đưa dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5.

Theo Ủy ban Pháp luật, nhiều chính sách mà Chính phủ trình trong Hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật này có nội dung liên quan chặt chẽ đến các chính sách được điều chỉnh trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Do đó, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban tán thành bổ sung 2 dự án luật này, nhưng lùi 1 kỳ so với đề nghị của Chính phủ (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6), để thông qua cùng với Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo laodong.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.