Thứ Năm, 23/07/2015 13:39

Chính phủ Mỹ vẫn chưa hết lo nguy cơ đóng cửa

Thượng viện Mỹ rạng sáng 23/1 theo giờ Việt Nam đã thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn để chính phủ hoạt động trở lại.

Cố vấn an ninh Hàn Quốc đến Mỹ thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-HànTổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh an ninh mạng mớiMexico kêu gọi Mỹ duy trì NAFTAMỹ chuẩn bị rút khỏi NAFTANgoại trưởng Mỹ: Iran đang tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Chính phủ tạm thở phào

Với tỉ lệ 81 phiếu thuận và 18 phiếu chống, dự luật chi tiêu tạm thời giúp chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 8/2 tới đã dễ dàng được các thượng nghị sĩ Mỹ thông qua, sau khi đảng Dân chủ đã nhận được sự đảm bảo từ phía đảng Cộng hòa về việc giải quyết số phận của hàng trăm nghìn người nhập cư trái phép là thanh thiếu niên liên quan đến chương trình DACA có nguy cơ bị trục xuất từ đầu tháng 3 tới. 

Chính phủ Mỹ chấm dứt cảnh đóng cửa sau khi Thượng viện thông qua dự luật ngân sách ngắn hạn. Ảnh: Bloomberg
Hạ viện Mỹ sau đó đã nhanh chóng chấp thuận dự luật chi tiêu tạm thời, trong đó cũng bao gồm việc gia hạn Chương trình bảo hiểm sức khỏe trẻ em (CHIP) thêm 6 năm, nhưng không có sự bảo vệ mà phe Dân chủ tìm kiếm dành cho những người nhập cư bất hợp pháp tới Mỹ từ khi còn nhỏ. 

Dự luật ngân sách tạm thời này cũng đã được trình lên Tổng thống Donald Trump ký thành luật để chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa trong vài ngày qua. Hàng trăm nghìn viên chức liên bang sẽ quay trở lại làm việc trong sáng 23/1 theo giờ địa phương sau khi nghỉ phép ngày 22/1.

Trước khi dự luật chi tiêu tạm thời được thông qua, chính phủ Mỹ đã phải đóng cửa 3 ngày do Ngân sách liên bang Mỹ đã hết hiệu lực từ nửa đêm 19/1 giờ địa phương (trưa 20/1 theo giờ Việt Nam) và đã không thể gia hạn do những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và phe Dân chủ xung quanh vấn đề nhập cư.

Dự luật này khi đó không vượt qua được “cửa ải” tại Thượng viện do không đạt được con số tối thiểu 60 phiếu ủng hộ, khiến chính phủ đóng cửa đúng vào thời điểm Tổng thống Trump kỷ niệm năm cầm quyền đầu tiên.

Ngân sách chi tiêu vẫn chỉ là tạm thời

Từ năm 1976 cho tới nay, Chính phủ Mỹ đã có 18 lần phải đóng cửa, trong đó có 8 lần tác động mạnh đến bộ máy hành chính công của nước Mỹ.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Chính phủ Mỹ ngưng hoạt động trong vòng 21 ngày, đây là lần ngưng hoạt động lâu nhất của chính quyền Mỹ kéo dài từ tháng 12/1995 đến tháng 1/1996. Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội Mỹ đề cập tới vấn đề thâm hụt ngân sách trong chi tiêu công ở Mỹ. Điều này cũng khởi đầu cho những mâu thuẫn giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong các gói ngân sách chi tiêu cho Chính phủ Mỹ hàng năm.

Gần đây nhất, dưới thời Tổng thống Obama, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa do Hạ viện nước này không thông qua ngân sách cho một năm tài khóa mới vào tháng 10/2013, lần đóng cửa này kéo dài trong 16 ngày.

Chính phủ của Tổng thống Donald Trump cũng không ngoại lệ. Từ cuối năm 2017 tới nay, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần thảo luận về những dự luật chi tiêu tạm thời cho chính phủ. Những lần trước, các nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện đều đạt được thỏa thuận vào phút chót, do đó, trước ngày 19/1, chính phủ của Tổng thống Donald Trump chưa lần nào rơi vào tình cảnh phải đóng cửa như 3 ngày vừa qua.

Tuy nhiên, dự luật chi tiêu mới này cũng vẫn chỉ là tạm thời và sẽ hết hạn vào nửa đêm 8/2. Điều này đồng nghĩa với viện các nghị sỹ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tại quốc hội có chưa đầy 3 tuần thảo luận về gói cải cách nhập cư để được lưỡng viện quốc hội thông qua.

Điều gì sẽ xảy ra khi thời hạn 8/2 tới? Điều này còn phụ thuộc vào việc những bất đồng giữa các nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa sẽ được giải quyết ra sao. Chính phủ Mỹ sẽ chưa thể thoát khỏi mối lo về nguy cơ đóng cửa cho đến khi có một bản dự luật chi tiêu dài hạn được thông qua.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.