Thứ Bảy, 16/11/2019 12:36

Chính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội

Chính phủ sẽ có đánh giá cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để các ĐBQH thảo luận tại kỳ họp 3 khai mạc vào ngày 23/5 tới...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức LàoCử tri kiến nghị nhiều ý kiến liên quan vấn đề quốc phòng, an ninhĐẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi kinh tếNhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ký ban hành thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3, QH khóa XV.

Theo đó, sau 8 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội khóa XIV, nay Chính phủ sẽ báo cáo cụ thể công tác chỉ đạo thực hiện để đại biểu Quốc hội thảo luận.

Yêu cầu này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra sau khi có dư luận trái chiều trong việc tổ chức học môn lịch sử như một môn tự chọn ở chương trình THPT.

Phiên họp 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa bế mạc vào ngày 13/5

Một nội dung khác Chính phủ cũng cần chuẩn bị báo cáo là tình hình năm học 2021-2022. Trong đó cần tập trung các nội dung như: tổ chức cho học sinh đi học trở lại, khả năng thích ứng và bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch; bảo đảm phương thức tổ chức dạy và học; giảm tải nội dung, chương trình học tập; công tác tổ chức thi cuối năm; kỳ thi Trung học phổ thông, xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng; bảo đảm chất lượng dạy và học, thi, tuyển sinh và an toàn cho học sinh...

Nhiều vấn đề sát sườn với năm học chịu tác động nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19 như vậy, nhưng phần nội dung này theo dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu chỉ tự nghiên cứu tài liệu, chứ không được tổ chức thảo luận như đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông.

Cùng hình thức tự nghiên cứu tài liệu còn có báo cáo về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; báo cáo về tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine...

“Hiện nay, tiến độ gửi tài liệu rất chậm, mới có rất ít tài liệu kỳ họp được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, sẽ ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng ý kiến phát biểu thảo luận tại kỳ họp của đại biểu” – thông báo nêu và nhấn mạnh sẽ công khai danh sách các cơ quan chưa gửi hoặc gửi thiếu tài liệu phục vụ cho kỳ họp.

Về chương trình kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra vào 23/5 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết luật sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bố trí thời gian cho từng nội dung một cách phù hợp để cố gắng giảm tối đa thời gian kỳ họp nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng kỳ họp, trong đó giữ nguyên thời gian chất vấn là 2,5 ngày.

Kỳ họp Quốc hội này sẽ tiếp tục được tối ưu hóa về thời gian bằng cách không đưa vào chương trình bộ phim ngắn về quá trình đầu tư, triển khai dự án đường Hồ Chí Minh, mà chỉ gửi tài liệu để đại biểu Quốc hội tham khảo; lồng ghép nội dung về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào cùng phiên thảo luận về kinh tế - xã hội; giảm thời gian trình bày tờ trình đối với các dự án về các công trình quan trọng quốc gia...

Các dự án luật sẽ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này đã được thảo luận kỹ tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách thì gói gọn việc trình bày tờ trình, báo cáo thẩm tra vào phiên thảo luận.

Theo Văn phòng Quốc hội

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.