Thứ Sáu, 04/12/2015 20:55

Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa

Môi trường có thể là một trong những kho báu quan trọng nhất mà nhân loại có được, tuy nhiên con người lại đối phó với thiên nhiên một cách liều lĩnh. Để nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường, Liên Hiệp quốc (LHQ) đã chỉ định ngày 5/6 hằng năm là Ngày Môi trường Thế giới. Sự kiện năm nay có chủ đề “Chống lại ô nhiễm chất thải nhựa”, là lời kêu gọi hành động để tất cả người dân trên toàn thế giới cùng nhau chiến đấu chống lại một trong những thách thức lớn về môi trường trong thời đại ngày nay.

Nhật Bản lập chiến lược cắt giảm chất thải nhựaHàn Quốc đấu tranh giảm chất thải nhựaĐài Loan cấm sử dụng sản phẩm nhựa vào năm 2030EU đấu tranh chống lại tác hại của chất thải nhựaVương quốc Anh sẽ "loại bỏ chất thải nhựa' vào năm 2033

Một bãi biển tràn ngập rác thải nhựa. Ảnh: DW

Theo thông tin của LHQ, khối lượng nhựa được thải ra mỗi năm đủ để trải quanh Trái đất 4 lần. Với cường độ sử dụng nhựa như hiện nay thì đến năm 2050 sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất, trong đó phần lớn sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong hàng trăm năm.

“Vào Ngày Môi trường Thế giới, thông điệp được đưa ra rất đơn giản: loại bỏ nhựa sử dụng một lần. Từ chối những gì bạn không thể tái sử dụng. Cùng nhau, chúng ta có thể vạch ra con đường để hướng tới một thế giới xanh hơn, sạch hơn”, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh.

Với chủ đề này, sự kiện năm nay kêu gọi tất cả người dân xem xét các phương thức để có thể thay đổi cuộc sống hàng ngày nhằm giảm gánh nặng ô nhiễm nhựa ở những nơi tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã và sức khỏe của chính chúng ta. Thức tế, nhựa có nhiều công dụng có giá trị, do đó chúng ta đã trở nên quá phụ thuộc vào nhựa dùng một lần, nguồn gốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về môi trường.

Ngày Môi trường Thế giới được LHQ phát động bắt đầu năm 1974, từ đó nó đã phát triển trở thành một nền tảng toàn cầu và là sự kiện thường niên lớn nhất về bảo vệ môi trường, được tổ chức và hưởng ứng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ IndiaExpress & UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ
Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ

Những ngày giáp Tết Quý Mão, hàng trăm bao tải rác thải độc hại, như bao túi ni lông, xăm cao su... không biết từ đâu bỗng dưng xuất hiện tại khu vực trên một cách ngổn ngang và từng đống lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, làm nhiều người dân địa phương bức xúc.

Không ai đứng ngoài cuộc
Không ai đứng ngoài cuộc

Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá ô nhiễm môi trường và BĐKH đã, đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại...