Thứ Bảy, 30/01/2016 08:11

Chủ động rà soát, phòng ngừa

Bước đầu, cơ quan chức năng của Lào đã đưa ra nguyên nhân của vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy là do công trình xây dựng không đạt chuẩn. Công bố này cũng phù hợp với nhận định của nhiều người.

 

Nước ta hiện có gần 6.700 hồ đập thủy điện, thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ mét khối; trong đó, hơn một nửa công trình được phân bố ở miền Trung- Tây Nguyên. Với địa hình nhiều đồi núi, sông ngòi, miền Trung- Tây Nguyên có tiềm năng lớn để phát triển các công trình thủy điện, thủy lợi; song cũng phải đối mặt với thách thức lớn là thường gánh chịu thiên tai, bão lụt.

Thực tế cho thấy, gió mưa, thiên tai là quy luật của thời tiết, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay thì việc xây dựng, thiết kế công trình cần phải tính đến các yếu tố này, nhất là công trình hồ chứa “bom nước”, nếu xảy ra sự cố thì hậu quả rất khủng khiếp.

Báo cáo mới đây tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tổ chức tại Đà Nẵng cho thấy, trong vòng 10 năm qua, ở miền Trung - Tây Nguyên đã xảy ra 38 sự cố về hồ đập, chiếm đến 76% sự cố hồ đập trên cả nước. Hội nghị cũng đưa ra bức tranh đáng lo ngại về an toàn hồ đập ở miền Trung - Tây Nguyên; chủ yếu tập trung ở các công trình thủy lợi có tuổi thọ cao, được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ 30 đến hơn 40 năm về trước;  nhiều công trình không còn hồ sơ thiết kế.

Trên địa bàn Thừa Thừa Thiên Huế, đa số các công trình thủy lợi, thủy điện là mới xây dựng. Ngoài hồ Truồi được hoàn thành đưa vào sử dụng năm 1996, còn lại các công trình khác như hồ Tả Trạch, hồ Thủy Yên- Thủy Cam, thủy điện Hương Điền, thủy điện A Lưới, thủy điện Bình Điền… mới hoàn thành đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm trở lại đây. Qua thời gian vận hành, các hồ đập lớn này chưa xảy ra sự cố nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trước những thực tế đang diễn ra, nhất là sự biến đổi bất thường của thiên tai, thời tiết thì không thể chủ quan. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khai thác, vận hành; nhất là phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình để có phương án duy tu, khắc phục kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ hồ đập; đồng thời, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm, chính xác và kịp thời thông tin khi có tình huống bất ngờ để người dân chủ động phòng ngừa; bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tải sản cho người dân ở vùng hạ du và khu vực xung quanh hồ chứa.

Đặng Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động
Tài chính cá nhân vững vàng - Bước đi đầu cho một Việt Nam già hóa chủ động

Trước bối cảnh già hóa dân số không ngừng tăng nhanh tại Việt Nam, ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn nghỉ hưu sớm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt, đặc biệt là khía cạnh tài chính và đảm bảo an ninh thu nhập để có được tuổi già độc lập như mong đợi.

Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân
Bơm tiêu đón nước phòng ngập lúa đông xuân

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã triển khai bơm tiêu đón nước và mở các cống lớn để giảm mực nước trên các sông bảo vệ lúa đông xuân.

Giải pháp giảm nghèo bền vững phải cụ thể, kỹ lưỡng, hiệu quả
Giải pháp giảm nghèo bền vững phải cụ thể, kỹ lưỡng, hiệu quả

Thiếu kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV). Người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Đó là những tồn tại, hạn chế được Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh chỉ ra tại hội nghị đánh giá công tác GNBV năm 2022 được tổ chức chiều 10/2.

Rà soát chế độ phụ cấp đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở trong lực lượng vũ trang
Rà soát chế độ phụ cấp đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở trong lực lượng vũ trang

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 21/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về việc tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.