Thứ Hai, 16/04/2018 11:31

Chưa thể thông tuyến đường 71

Việc tiếp tục triển khai công tác cứu hộ cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Phong Xuân, Phong Điền) đang gặp nhiều khó khăn do trời đang mưa, tuyến đường 71 dẫn lên cụm thủy điện đang có nguy cơ tiếp tục sạt lở.

Mưa lớn gây khó khăn cho việc tìm kiếm các công nhân ở Rào Trăng 3Truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho hai chiến sĩ trẻ hy sinh ở Tiểu khu 67Danh sách 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi tham gia cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3Hành trình thoát nạn từ Rào Trăng 3 qua lời kể một công nhânCác đoàn xe quân sự, chuyên dụng tiếp tục nối đuôi nhau ra vào khu vực Thuỷ điện Rào Trăng 3Cố gắng tiếp cận hiện trường Rào Trăng 3 theo đường 71Tiếp cận Thủy điện Rào Trăng 3, đất đá vùi lấp nhiều điểmHướng về phía núi

Nguy cơ tiếp tục sạt trượt trên tuyến đường 71

Tuyến đường 71 nối từ Tỉnh lộ 11B qua địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền lên huyện miền núi A Lưới dài khoảng 50km, do chủ đầu tư các thủy điện bỏ kinh phí xây dựng. Nền đường 71 vốn được triển khai xây dựng một đoạn tận dụng từ nền đường cũ thời chiến tranh nên rất hẹp. Với độ dốc lớn, nguy cơ sạt trượt tiếp diễn trên đường này. 

Sau khi hoàn thành công tác cứu hộ cứu nạn, đưa thi thể 13 cán bộ, chiến sĩ bị nạn trong khu vực Tiểu khu 67 ra ngoài, sáng 16/10, lực lượng cứu hộ cứu nạn của Quân khu 4, UBND tỉnh tiếp tục triển khai công tác khắc phục sạt lở, tiếp cận thủy điện Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 từ tuyến đường 71.

Theo Sở GTVT, từ tràn Khe Cát đến Tiểu khu 67 - nơi có trạm kiểm lâm bị vùi lấp, có 9 điểm sạt lở với khối lượng hàng nghìn m2 đất đá đã được lực lượng chức năng xử lý, san gạt xong, đoạn tuyến trên đã thông. Hiện tại, từ Tiểu khu 67 lên Rào Trăng 4 theo đường 71 vẫn còn nhiều điểm sạt lở, nguy cơ núi tiếp tục sạt trượt với các đoạn có dòng nước chảy xiết. Các phương tiện thông tuyến 71 chỉ mới “mở đường” san gạt lên điểm cách thủy điện Rào Trăng 4 khoảng 2km.

Đặc biệt, trên tuyến đường này còn xuất hiện khối đá lớn đang nằm chênh vênh bên tuyến đường 71. Nếu tiếp tục mưa lớn, sử dụng xe cơ giới san gạt rất có nguy cơ khối đá này sẽ sạt trượt xuống đường, gây nguy hiểm cho đoàn cứu hộ cứu nạn và chia cắt giao thông. Lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nghiên cứu phương án, cân nhắc có thể sử dụng bột nở để xử lý khối đá này.

Ngoài ra, tại một ngầm tràn qua khe nằm cách Rào Trăng 4 vài km với dòng nước chảy xiết, rất sâu, Sở GTVT đã lên phương án sử dụng rọ thép, đá để làm kè tạm ngăn sạt lở trên chiều dài khoảng 50m. Từ chiều 15/10, các phương tiện, vật tư đã được vận chuyển vào đây để xử lý đoạn khe qua ngầm tràn này. Từ thủy điện Rào Trăng 4 lên Rào Trăng 3 còn thêm nhiều điểm sạt lở và nguy cơ sạt trượt nữa cần phải xử lý. Trong đó, cần thêm 400 rọ đá để xử lý các đoạn qua khe suối nguy cơ sạt trượt.

Lực lượng công binh xử lý điểm sạt trượt qua ngầm tràn khe suối trên đường 71

Sáng 16/10, 10 phương tiện xe múc cỡ lớn của Binh đoàn Trường Sơn được điều động tăng cường vẫn chưa thể vào tuyến đường 71.

Hiện tại do điều kiện thời tiết, công tác cứu hộ cứu nạn của các lực lượng chức năng đang ưu tiên cho việc thông tuyến 71 để tiếp cận được với hiện trường từ đường này.

Trước đó, theo Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an, bão số 8 có khả năng vào thẳng khu vực miền Trung nên yêu cầu giải quyết, tìm kiếm các nạn nhân mất liên lạc tại thủy điện Rào Trăng 3 một cách khẩn trương. Công an tỉnh được giao trách nhiệm tìm kiếm 16 công nhân thủy điện bị mất tích.

Tại thủy điện Rào Trăng 3, mũi cứu hộ cứu nạn tiếp cận theo đường thủy ghi nhận có sạt lở núi xảy ra tại khu vực nhà điều hành công trình. Tại hiện trường ghi nhận hàng ngàn tấn đất, đá sạt lở vùi lấp gần như toàn bộ nhà điều hành và các lán trại kề bên...

Tin, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM