Thứ Hai, 12/08/2013 14:39

Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì cảnh báo của FED

Trong ngày 11 và 12-2, các thị trường chứng khoán toàn cầu lao đao sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Janey Yellen đưa ra cảnh báo tiêu cực về nền kinh tế toàn cầu.
Cảnh báo của Chủ tịch FED Janet Yellen khiến giới đầu tư hoang mang - Ảnh: Reuters

Theo AFP, trong phiên giao dịch sáng nay 12-2, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật) lao dốc tới hơn 5% do giới đầu tư lo ngại với tình hình sức khỏe kinh tế toàn cầu. Ở Hong Kong, chỉ số chứng khoán Hang Seng cũng tiếp tục sụt thêm 1,44% sau khi đã giảm gần 4% hôm qua.

Hôm qua, Chủ tịch FED Yellen cảnh báo thị trường toàn cầu nhiễu động và các vấn đề tài chính tiêu cực có thể đe dọa nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bà cho rằng kinh tế Mỹ có nguy cơ suy thoái trong năm nay. Chủ tịch FED chỉ ra rằng sự mù mờ trong chính sách đồng nhân dân tệ của Trung Quốc là một nguyên nhân dẫn tới bất ổn.

Hoảng hốt trước tuyên bố của bà Yellen, các nhà đầu tư bán tống bán tháo cổ phiếu để chạy sang các tài sản an toàn hơn như vàng hay đồng yen Nhật. Sau khi chứng khoán Hong Kong sụt giảm, đến lượt châu Âu hứng chịu cú sốc lớn.

Giá cổ phiếu ở London (Anh) giảm 2,4%, Frankfurt (Đức) 2,9%, Paris (Pháp) 4,1%, Milan (Ý) 5,6%... Chứng khoán của các ngân hàng châu Âu sụt tới 6,3%. Tại Mỹ, chỉ số Dow tụt 1,6%, S&P 500 1,2%.... Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI hạ 1,32%.

Thị trường càng chấn động với việc giá dầu tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ năm 2003. Ở New York, giá dầu WTI mất 4,5% xuống chỉ còn 26,21 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent biển Bắc giảm 2,6% xuống còn 30,06 USD/thùng. 

Theo Tuổi trẻ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FED đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm
FED đưa lãi suất lên mức cao nhất trong 15 năm

Ngày 14/12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất chuẩn lên mức cao nhất trong 15 năm, cảnh báo cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc bất chấp một số dấu hiệu tươi sáng đầy hứa hẹn gần đây.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023
Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.