Thứ Bảy, 28/11/2015 08:44

Chút mong muốn nhân viếng mộ Đại tướng

Trên đường công tác, đoàn chúng tôi quyết định ghé viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ngang qua địa phận Quảng Bình. Tâm niệm không phải là đi để tham quan cho biết, mà để được dâng lên nén hương tri ân công lao to lớn với dân, với nước trước anh linh Đại tướng Tổng tư lệnh.

Hoàn thiện hồ sơ xây Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên GiápTổ chức Lễ tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên GiápThăm nhà Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp với quê hương

Vũng Chùa-Đảo Yến, nơi tọa lạc mộ phần Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ ngoài Quốc lộ 1A, rất dễ dàng để tìm được lối vào Vũng Chùa- Đảo Yến nơi có mộ phần Đại tướng nhờ hệ thống biển chỉ dẫn. Không phải ngày lễ cũng chẳng phải dịp cuối tuần, vậy nhưng không chỉ có chúng tôi mà còn có nhiều đoàn khác, không chỉ có cán bộ mà còn có cả những cháu thanh thiếu niên, các tầng lớp nhân dân ở các miền cũng tìm về. Mọi đều đều cảm thấy hài lòng khi đường dẫn vào Vũng Chùa- Đảo Yến được đầu tư mở rộng và thảm nhựa khang trang. Từ đầu khu vực giao lộ QLIA cũng như dọc 2 bên đường vào Vũng Chùa- Đảo Yến đã hình thành khá nhiều điểm dịch vụ ăn uống, giải khát, bán hương và hoa tươi,... Đường tốt, khoảng cách không quá xa nên chỉ thoáng chốc chúng tôi đã đến nơi phần mộ Đại tướng tọa lạc. Theo giới thiệu, phần mộ Đại tướng nằm ở Mũi Rồng, mũi đất vươn ra biển đối diện với Đảo Yến, lưng tựa vào ngọn Thọ Sơn vững chãi. Mặc dù chưa có công trình gì to lớn được xây dựng, cảnh quan vẫn đang trong quá trình tôn tạo nhưng vẫn có hàng ngàn lượt cán bộ và các tầng lớp nhân dân viếng thăm mỗi ngày, điều ấy minh chứng cho tấm lòng, tình cảm của quân và dân cả nước dành cho vị Đại tướng kính yêu.

Khu mộ Đại tướng được canh gác thường xuyên bởi lực lượng cảnh vệ thuộc Biên phòng Quảng Bình. Sau khi đưa xe vào bãi đỗ, các đoàn vào nhà đăng ký và theo hướng dẫn thực hiện đúng các thủ tục để viếng mộ. Chỉ có hương và hoa tươi, theo quy định, vòng hoa, vàng mã, đồ lễ tuyệt đối bị cấm. Vậy cho nên khu vực mộ Đại tướng giữ được không khí nghiêm trang, thành kính, không bị vẩn nhiễu bởi nạn hóa vàng, cầu xin như nhiều địa chỉ tâm linh khác. Được đứng trước mộ phần, tận tay dâng lên anh linh Đại tướng nén hương thành, ai cũng cảm thấy thỏa nguyện. Chỉ hơi hẫng hụt một chút với phong cách đón tiếp, hướng dẫn và vẻ mặt nghiêm khắc của các đồng chí cảnh vệ. Quá “điều lệnh”, quá “nhà binh” nên tạo cảm giác khô cứng, “lạnh lẽo”. Có thể đối với đối tượng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh thì rất đỗi bình thường, nhưng đối với nhân dân các tầng lớp, nhất là đối với các cháu thanh thiếu niên, kiều bào thì điều ấy sao nghe... căng thẳng và xa cách. Một chút ân cần, một chút thân thiện chắc... không ai cấm. Bởi nó sẽ tạo cho mọi người cái cảm giác ấm áp, gần gũi mỗi khi được về bên Đại tướng. Điều mà có lẽ, Đại tướng Tổng tư lệnh kính yêu cũng mong muốn và vui lòng.

Bài, ảnh: Huy Khánh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không gian cho nước thoát
Không gian cho nước thoát

Để hạn chế tình trạng ngập lụt cho các khu dân cư, khu đô thị hiện nay, về lâu dài, quy hoạch cần phải đảm bảo cho không gian nước thoát ra sông Hương hoặc thoát về phía đông, ra đồng ruộng. Trong khi đó, việc nâng mặt đường chống ngập sẽ dẫn đến tăng chênh lệch cao độ với dân cư hiện hữu, đồng thời thay đổi lưu vực thoát nước nên cần phải có đánh giá tổng thể bao gồm cả khu vực lân cận.

“Có lòng tin của dân là có tất cả”
“Có lòng tin của dân là có tất cả”

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967), một trong hai Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ra trong một gia đình nông dân ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng nền đường, dân lo ngập
Nâng nền đường, dân lo ngập

Việc nâng cao độ nền đường Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu nằm trong Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương nhằm giảm thiểu tình trạng ngập lũ tại các tuyến đường chính kết nối các KĐTM và khu hành chính tập trung tỉnh. Tuy nhiên, người dân cho rằng, nâng cao độ nền đường “vô hình trung” tạo thành những con đê ngăn nước lũ, gây ngập úng trong khu dân cư hiện hữu.

Ngầm hóa đường dây trung, hạ thế ở một số tuyến đường
Ngầm hóa đường dây trung, hạ thế ở một số tuyến đường

Ban Quản lý dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – tiểu dự án Thừa Thiên Huế cho biết, để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện và mỹ quan đô thị, Sở KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh cho phép ngầm hóa đường dây trung, hạ thế thuộc một số đường chính trong Khu đô thị mới An Vân Dương.