Thứ Sáu, 26/04/2019 11:32

Chuyện những cô bé nhân viên ở quán cà phê

Con gái tôi mở quán cà phê nho nhỏ, bán cà phê và các loại trà sữa, nước ép cho khách mua mang đi. Vì đây là công việc làm thêm, nên con thuê nhân viên đứng quầy, là học sinh, sinh viên đại học. Trong đó, có cô bé mới chỉ là học sinh lớp 11.

Ngày mưa, nhớ cái bếp củiMưa rơi ngoài ngõ

Nhớ lại lúc con mới tốt nghiệp đại học, chưa có việc làm, con gái tôi cũng xin phép mẹ cho đi chạy bàn cà phê, với mức lương 900 nghìn đồng mỗi tháng. Là con muốn “cọ xát” thực tế, rèn luyện các kỹ năng trong cuộc sống và hiểu được rằng kiếm được đồng tiền phải vất vả như thế nào để biết quý trọng sức lao động và quý trọng đồng tiền, nên tôi đồng ý. Vậy nên, tôi cũng nghĩ như vậy, khi tiếp xúc với những cô bé nhân viên ở quán cà phê của con.

Nhân viên quán con, bạn nào cũng chăm chỉ. Ban đầu, việc pha chế còn lúng túng mỗi khi có nhiều khách cùng đến mua một lúc. Nhưng dần dần, các bạn thành thạo, mọi thao tác nhanh hơn, đồng thời “linh động” nở nụ cười, nói lời xin lỗi kèm câu “xin cô/ chú/ anh/ chị đợi một chút ạ” để khách cảm nhận sự trân trọng và đỡ sốt ruột. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi ghé mua hàng, cũng tấm tắc khen nhân viên của quán đảm bảo vệ sinh khi sử dụng máy móc, nguyên liệu trong quá trình pha chế. Tôi thầm xuýt xoa vì các bạn ấy, tuy còn ít tuổi mà năng động, chịu khó và cả rất có ý thức trong công việc. Nhất là cô bé lớp 11, nhỏ tuổi nhất nhưng không thua kém gì các chị.

Một hôm, lẽ ra là ca làm của cô bé lớp 11, nhưng lại là nhân viên khác đứng quầy. Giải đáp thắc mắc, là câu chuyện về cuộc sống của cô bé nhân viên ấy. Cô mất mẹ. Ba cô nghiện rượu nên đôi khi xảy ra xô xát với người khác, khi say. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, càng khó khăn hơn. Đã phải nghỉ học một năm để đi làm mưu sinh, cô bé định nghỉ hẳn thì được các dì, cậu…họ hàng giúp đỡ, động viên đi học lại. Hôm nay, ba của cô bé ấy lại “xảy ra chuyện”, cô phải đến bệnh viện bồi thường tiền cho người ta.

Hóa ra không chỉ để “cọ xát” thực tế, mà cùng với sự giúp đỡ của người thân, cô bé ấy đi làm thêm vì mưu sinh và “gánh vác” cả những gánh nặng tinh thần và vật chất. Tôi lặng người vì thương, quý nghị lực của cô bé ấy.

Một lần khác, cô bé nhân viên là sinh viên đại học, trong ca làm của mình, vô ý làm vỡ cái bếp từ. Bạn đi mua ngay một chiếc khác thay thế. Con gái tôi bảo: “Em chỉ vô ý thôi mà, để chị gửi lại tiền cho em”. Nhưng cô bé nhân viên từ chối với lý do, phải biết chịu trách nhiệm và có bỏ tiền ra mua đền, bạn mới nhớ lâu, để sau này biết cẩn thận trong mọi việc.    

Từ một quán cà phê “bé nhỏ”, tôi được biết đến những người trẻ, tuy đang ở tuổi đi học, nhưng trưởng thành trong cả suy nghĩ và hành động. Những bạn trẻ nghị lực và biết chịu trách nhiệm ấy, sau này chắc chắn sẽ có nhiều “vốn liếng” để tự tin và thành công hơn trong công việc, cuộc sống.

Duy Trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cây cầu ký ức
Cây cầu ký ức

Đôi khi nó lại hiện ra trong giấc mơ. Làn nước tận đáy xanh rong rêu, bầy cá bống lượn vòng tụ lại rồi tản ra. Vài ngọn bông bèo dập dờn, mưa đêm còn đọng trên lá.

Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ
Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ

Qua thực tế giáo dục con trẻ mới thấm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Dạy con bằng chính tấm gương của bố mẹ là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Thằng Cứng
Thằng Cứng

Nhớ hồi tôi mới gặp thằng nhỏ cũng là lúc đương độ dịp tết. Phố thị không thiếu những đứa bé trạc tuổi nó cùng gia đình bươn chải, mưu sinh.

Nhớ món “bánh nậm chuẩn vị Huế” của nội
Nhớ món “bánh nậm chuẩn vị Huế” của nội

Tan giờ làm, mấy chị em rủ nhau đi ăn vặt, nạp thêm tý năng lượng cho cái bụng đói cồn cào, đang réo òng ọc. Loanh quanh một hồi cả nhóm ghé vào quán “bèo, nậm, lọc” nằm ở một góc đường Nguyễn Trãi (Huế), dưới tán cây xanh mát bên trong nội thành.

Chị tôi
Chị tôi

Chị tôi 63 tuổi, tốt nghiệp Khoa Văn, Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế). Tâm hồn thi vị và cuộc sống nhẹ nhàng.