Thứ Ba, 15/11/2016 05:30

Cơ hội mở để Lăng Cô tiếp tục thu hút đầu tư

Chưa bao giờ Lăng Cô (Phú Lộc) lại nắm tay trong những cơ hội phát triển như thời gian qua, khi các nhà đầu tư lớn liên tiếp quyết định dồn lực vào nơi đây.

Công bố quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô - Cảnh DươngLăng Cô chuẩn bị đón khách mùa lễ hộiCơ hội không đến nhiều lần

Lăng Cô, điểm du lịch năng động, hấp dẫn

Điểm đến của các nhà đầu tư

Những ngày giữa tháng 5/2019, Khu du lịch quốc tế Minh Viễn hối hả hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng để tổ chức lễ hội “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”, nhân kỷ niệm 10 năm Lăng Cô được công nhận vịnh đẹp thế giới. Ông Phan Quang Minh, Giám đốc khai thác phát triển Khu du lịch quốc tế Minh Viễn cho biết, dự kiến ngay trong cuối năm 2019, sẽ có khoảng 200 – 300 phòng lưu trú giai đoạn I của dự án (DA) sẽ chính thức đưa vào khai thác. Một tốc độ thi công nhanh chưa từng có trong tiền lệ của công ty.

Tính đến tháng 4/2019, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô nói chung đã thu hút được 21 DA đầu tư vào lĩnh vực du lịch với trên 67.000 tỷ đồng. Riêng trong quý I năm 2019, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có 4 DA đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 60 triệu USD và 4 DA trong nước với tổng vốn đăng ký 5.763 tỷ đồng. Riêng với Laguna Lăng Cô, được điều chỉnh tăng vốn lên 2 tỷ USD, hướng đến trở thành “bộ tứ” khu nghỉ dưỡng biển lớn nhất của cả nước trong tương lai.

Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho hay, bức tranh đầu tư vào Lăng Cô nói riêng và Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang “bừng sáng”, khởi sắc bởi nhiều DA lớn, tiến độ thi công cũng nhanh chóng. Sở dĩ có điều này là có sự chỉ đạo của UBND tỉnh và việc phối hợp giữa Ban quản lý các Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh và UBND huyện Phú Lộc được hiệu quả hơn, nhất là trong việc quảng bá và xúc tiến đầu tư.

“Về phía địa phương, huyện Phú Lộc tập trung thực hiện hiệu quả nhất có thể công tác giải phóng mặt bằng, tạo được lòng tin đối với các nhà đầu tư. Khu vực Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô là địa bàn khá phức tạp về an ninh, nhạy cảm về chính trị khi có nhiều lao động ngoài địa phương và nước ngoài đến làm việc. Với việc chủ động đảm bảo an ninh, an toàn, xử lý các vụ việc kịp thời cũng đã góp phần làm cho các nhà đầu tư rất yên tâm trong phát triển kinh doanh”, ông Nguyễn Văn Mạnh nói.

Lăng Cô – Cảnh Dương vừa mới được Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển thành Khu du lịch quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Ông Lê Văn Tuệ, Trưởng Ban quản lý các Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh phấn khởi, theo quy hoạch, Lăng Cô - Cảnh Dương có thể huy động hiệu quả hơn các nguồn lực để đầu tư hơn trong tương lai, gồm những hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), huy động từ sự đóng góp của các tổ chức doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Du khách thích thú với đường rẽ sóng ở Lăng Cô

Gỡ nút thắt hạ tầng để phát triển

Theo các chuyên gia du lịch, hạ tầng giao thông luôn được xem là “mạch máu” cho sự phát triển bền vững của du lịch. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông ở Lăng Cô và cả Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô vẫn còn rất hạn chế. Các điểm du lịch chưa thế đấu nối nhau để trở thành chuỗi resort và khách sạn. Do đó, bộ mặt đô thị du lịch biển nơi đây ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Văn Mạnh thông tin, “nút thắt” này sẽ được tháo gỡ. Vừa qua, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Chính phủ điều chỉnh quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, cùng với đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng giao thông. Trong điều chỉnh, sẽ có những tuyến đường giao thông huyết mạch, cùng với các thủ tục thu hút đầu tư hạ tầng giao thông được hình thành. Điều này, giúp Chân Mây – Lăng Cô phát triển hài hòa ở cả hai lĩnh vực du lịch và công nghiệp.

Cụ thể, quy hoạch thay đổi đường ven Cảnh Dương thành đường ven đèo Phú Gia, nhằm tạo ra các khoảng diện tích đất lớn để các DA tầm cỡ có thể đầu tư. Các điểm đấu nối giữa các tuyến đường được mở rộng, tầm nhìn thoáng hơn, giúp các xe có vận tốc di chuyển nhanh và an toàn hơn.

Ngoài ra, đường hầm bộ Hải Vân số 2 cũng đang gấp rút được thi công, sau khi hoàn thiện sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho Lăng Cô. Đồng thời, bến cảng số 3 của cảng Chân Mây sắp đưa vào hoạt động, bến cảng số 2 cũng đang đẩy nhanh tiến độ thi công. Khi hai bến cảng này đi vào hoạt động thì các tàu hàng sẽ di chuyển vào đây, còn bến cảng số 1 sẽ được chỉnh trang, nâng cấp thành bến thuyền du lịch, đáp ứng được việc cập cảng của những du thuyền du lịch lớn nhất thế giới hiện nay.

Được biết, tại khu vực Lăng Cô vẫn tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát Lăng Cô, từ đó kết nối với Bạch Mã – Cảng Chân Mây tạo thành tam giác tăng trưởng về du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

Các DA trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49A, Quốc lộ 49B, đường cao tốc La Sơn – Túy Loan, đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn, mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài… cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Đây cũng được xem là cơ sở để việc hình thành “mạng lưới” giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển khách du lịch đến với Lăng Cô thuận lợi hơn.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế
Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế

Năm 2023, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70 - 80%; tổng doanh thu khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Với những tiềm năng về du lịch thì việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ là điều quan trọng nhất. Trong đó đáng chú ý là việc xúc tiến mở đường bay nội địa, quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.