Thứ Ba, 17/12/2019 07:00

Cơ hội phát triển du lịch làng quê

Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, điểm nhấn là Tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia, quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 25 - 30/6.

Liên kết phát triển du lịch Thiên Thừa Huế - TP. Hồ Chí Minh - Bến TreHuế có Chi hội du lịch Cộng đồngHạ tầng giao thông cho du lịch cần được ưu tiên

Tuần lễ Festival được xem là một lễ hội đặc biệt, bởi sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch bệnh, giờ đây “bữa tiệc nghệ thuật, lễ hội” mới tụ hội trở lại ở vùng đất Cố đô nên được du khách, người dân háo hức chờ đợi.

Từ văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành cho đến các bạn trẻ có chung điểm nhìn rằng, Festival Huế 2022 không chỉ là lễ hội quy mô quốc tế mà còn đánh dấu sự trở lại trong phương thức tổ chức cũng như kích cầu du lịch hậu COVID-19. Một số ý kiến hy vọng, trông chờ về Tuần lễ Festival Huế 2022 được Báo Thừa Thiên Huế ghi nhận.

Các làng quê đang trông chờ Tuần lễ hội Festival Huế 2022, xem đây như là cú "hích" để kích cầu du lịch

Ngư dân Nguyễn Thị Dự - làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền: Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho bà con

Là người dân vùng đầm phá, nơi có sự kiện nằm trong chuỗi Tuần lễ Festival Huế 2022 với chương trình “Sóng nước Tam Giang” chúng tôi rất tự hào. Tự hào vì vùng sóng nước Tam Giang vốn đã nổi tiếng nay càng nổi tiếng hơn, được nhiều người tìm về trải nghiệm các hoạt động không riêng gì những ngày diễn ra lễ hội mà với những ngày bình thường khác.

Sau hai năm ảnh hưởng dịch, nay có lễ hội trở lại chúng tôi cũng mong muốn sẽ có thật nhiều du khách về đây để người làm du lịch không chỉ quảng bá du lịch địa phương mà còn tạo ra công ăn việc làm, có thu nhập cho bà con trong vùng.

Với hệ thống đầm phá tuyệt đẹp, các làng nghề truyền thống và tài nguyên thiên nhiên, sản vật phong phú, đặc trưng ít nhiều sẽ giúp du khách xa gần có những trải nghiệm thú vị. Làm du lịch ngay đầm phá, chúng tôi sẽ cố gắng để du khách có những buổi lênh đênh ngắm cảnh trên đầm phá, nấu những món ăn ngon dân dã để đãi khách, sẽ giới thiệu thật kỹ về lịch sử, đặc sản của phá Tam Giang nổi tiếng không chỉ ở trong thơ ca, nhạc họa mà còn rất thật ở ngoài đời.

Cầu ngói Thanh Toàn - một trong những điểm đến hấp dẫn trong nhiều kỳ festival

TS. Trần Văn Dũng - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh: Cần khai thác hiệu quả các di sản văn hóa dân gian

Huế là Kinh đô cuối cùng của Việt Nam dưới thời quân chủ. Vùng đất này đã có quá trình hội tụ, bồi đắp và tỏa sáng các giá trị đặc sắc khi đóng vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam suốt giai đoạn từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX. Song hành với văn hóa cung đình, mạch nguồn văn hóa dân gian đã hình thành và gắn bó lâu đời với đời sống người dân xứ Huế.

Trong kỳ Festival Huế 2022 sắp đến, chúng ta cần khai thác hiệu quả các di sản văn hóa dân gian để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù thu hút du khách, đồng thời góp phần tham gia bảo vệ và phát huy các giá trị loại hình di sản này trong bối cảnh đương đại. Điển hình như lễ hội “Chợ quê ngày hội” thường được tổ chức tại khu vực di tích cầu ngói Thanh Toàn (thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) đã khai thác các giá trị văn hóa dân gian truyền thống để tái hiện không gian của phiên chợ quê mang đậm sắc thái văn hóa vùng nông thôn, qua đó giới thiệu và gìn giữ phong tục tập quán đa dạng, phong phú.

Ông Trần Quang Hào - Giám đốc Công ty Du lịch Huetourist: Cơ hội quảng bá, kích cầu du lịch

Thời điểm cận kề tuần lễ Festival Huế diễn ra vào cuối tháng 6, có rất đông du khách trong nước và quốc tế đến Huế. Tôi cho rằng đây là tín hiệu vui, bàn đạp để quảng bá, thu hút du khách đến với tuần lễ Festival Huế nói chung và xuyên suốt các lễ hội diễn ra trong 4 mùa. Festival Huế là một sự kiện đặc sắc, chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế, nên bao giờ cũng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, vì thế sự trở lại của Festival Huế lần này, tôi tin rằng cũng không ngoại lệ như các lần trước.

Kỳ festival này còn là dấu mốc quan trọng, sau khi chúng ta vượt qua dịch bệnh và đang trong giai đoạn phục hồi. Vì thế, ở góc nhìn du lịch tôi thấy, xu hướng của du khách muốn tiếp cận hơn với thiên nhiên, cộng đồng nên ngoài các lễ hội chính, các lễ hội mang tính cộng đồng từ thành thị cho đến miền quê sẽ là một trong những “món ngon” được du khách thích thú. Hy vọng rằng, tuần lễ hội này sẽ đánh dấu sự trở lại của lễ hội, du lịch xứ Huế. Còn với những người làm du lịch, lữ hành như chúng tôi, đây là cơ hội quảng bá, kích cầu du lịch.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Điểm đến phải hấp dẫn
Điểm đến phải hấp dẫn

Không còn lâu nữa, nhà ga T2, Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài sẽ đưa vào khai thác. Đây là thời điểm cần chủ động các giải pháp để kết nối, đưa khách đến trong thời gian đến.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.