Thứ Bảy, 17/11/2018 07:34

Cơ sở đào tạo sau đại học hàng đầu quốc gia

Cùng với làm tốt công tác đào tạo bậc đại học, Trường ĐH Y - Dược, Đại học Huế là một địa chỉ đào tạo sau đại học (SĐH) uy tín và có chất lượng hàng đầu quốc gia.

Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịchĐại học Huế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Trường ĐH Y – Dược tư vấn đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho các đơn vị y tế. Ảnh: HP

Thành lập từ năm 1957, nhưng đào tạo SĐH của Trường ĐH Y - Dược, Đại học Huế chỉ mới bắt đầu từ năm 1989 với khoá bác sĩ chuyên khoa cấp I đầu tiên. Trải qua hơn 30 năm, nhà trường phát triển gần 100 chương trình đào tạo SĐH khác nhau, ở các hệ đào tạo hàn lâm (tiến sĩ, thạc sĩ) và ở hệ đào tạo thực hành (chuyên khoa cấp I, cấp II, bác sĩ nội trú). Nhà trường còn có 3 chương trình SĐH liên kết đào tạo với các nước khác: ThS. Điều dưỡng liên kết với ĐH Khon Kaen – Thái Lan, ThS. Công nghệ Y sinh học, liên kết với Đại học Sassari – Cộng hoà Ý, và TS. Y sinh học, liên kết với Đại học Tatu – Estonia và các đại học khác ở Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Điển, Anh.

Đã có hơn 12.000 học viên của Trường ĐH Y - Dược sau đại học tốt nghiệp (tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú bệnh viện) là con số thống kê ấn tượng. Quy mô đào tạo SĐH có xu hướng tăng trong 5 năm qua (2016 - 2020), với 3.429 học viên SĐH đã tốt nghiệp, trong đó tỷ lệ cao nhất là bác sĩ chuyên khoa I (50,5%), tiếp đến là cao học (21,5%), bác sĩ chuyên khoa II (17,4%), bác sĩ nội trú (8,9%) và nghiên cứu sinh (1,6%). Mới đây nhất, trong tình hình dịch bệnh COVID -19 và bão lụt diễn ra phức tạp, nhà trường vẫn hoàn thành khóa đào tạo chuyên khoa cấp I, từ năm 2018 - 2020 với 24 chuyên ngành và 406 học viên.

Với đội ngũ giảng viên hơn 400 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và cơ sở thực hành là bệnh viện đa khoa công lập hạng I thuộc trường có tới 700 giường là thế mạnh, bảo đảm cho Trường ĐH Y – Dược, Đại học Huế trở thành một trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế hàng đầu cả nước và là cơ sở đào tạo lớn nhất của khu vực. Quá trình đào tạo SĐH, nhà trường tuyển sinh, triển khai và thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc. Bên cạnh phần lớn học viên ở khắp các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên, gần đây có khá nhiều học viên của trường đến từ các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh.

Cuối tháng 4, tại Trường ĐH Y – Dược, Đại học Huế diễn ra hội nghị đào tạo nguồn nhân lực y tế năm 2021. Theo GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đây là dịp để nhà trường đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trong khu vực; đồng thời, cung cấp thông tin các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật trong giai đoạn 2021-2025 đến các cơ sở y tế trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Miền Trung và Tây Nguyên vẫn mục tiêu hàng đầu hướng tới của Trường ĐH Y – Dược, ĐH Huế. Giai đoạn 2021 - 2023, nơi đây cần khoảng 9.337 cán bộ y tế; trong đó, cần khoảng 1.100 nhân lực y tế chuyên khoa cấp 1, 425 cao học hoặc bác sĩ nội trú, 432 chuyên khoa cấp 2, 30 nghiên cứu sinh. Hiện nay, nhà trường đã nhận được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ sau đại học của khu vực miền Trung - Tây Nguyên đến năm 2023 của một số đơn vị với 6.251 người; trong đó, đào tạo chuyên khoa cấp I khoảng 1.100 người, chuyên khoa cấp II khoảng 432 người, cao học 172 người, bác sĩ nội trú khoảng 253 người, nghiên cứu sinh 30 người.

Cơ hội lớn với Trường ĐH Y - Dược Huế khi Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế y tế trên địa bàn Thừa Thiên Huế để trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước. Cùng với Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế xây dựng đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế, Trường ĐH Y - Dược Huế cũng sẽ được phát triển theo mô hình "Trường - Viện" cấp quốc gia và hướng tới đạt chuẩn quốc tế.

Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin
Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin

Đó là câu chuyện của Lê Ngọc Hoàng, 22 tuổi, hiện là sinh viên khóa 43 ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoàng còn được biết đến là một sinh viên giỏi với nhiều thành tích đáng nể.

Xét tuyển đại học hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023
Xét tuyển đại học hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023

Chiều 15/2, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế cho biết, đã có thông báo xét tuyển ĐH hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023 dành cho sinh viên ĐH hệ chính quy đã hoàn thành năm thứ nhất trở lên tại các trường ĐH thành viên, các khoa trực thuộc của ĐH Huế.