Thứ Năm, 23/02/2017 08:51

Coi chừng một chiêu lừa đảo

Đọc bài “Ồ ạt chặt cây trầm gió bán cho thương lái” trên Báo Thừa Thiên Huế, có dính dáng đến người Trung Quốc, tôi lại nhớ đến một bài viết của một doanh nhân.

Chuyện kể rằng, có những người nông dân hỏi ông, tại sao người Trung Quốc lâu lâu lại mua những thứ rất “kỳ quái” không biết họ mua về để làm gì. Ông trả lời như sau: đó lắm khi là một chiêu lừa đảo. Chiêu thức như sau: Lâu lâu ở một vùng nông thôn, thường là ở những nơi người dân tiếp cận thông tin ít, có một nhóm thương lái đặt hàng mua những mặt hàng rất “quái đản” – thường là những mặt hàng không được định giá trên thị trường. Ban đầu họ mua rất tử tế, trả tiền ngay, thậm chí là ứng tiền trước (rất giống câu chuyện mua cây trầm gió và tơ hồng ở huyện Phú Vang hiện tại). Ví dụ ban đầu họ mua 10 đồng một tấn (tạm gọi là đầu nậu 1). Họ bảo rằng mặt hàng này đang bán rất chạy và họ cần một số lượng lớn, có bao nhiều mua bấy nhiêu.

Trong khi hàng đang bán chạy thì xuất hiện một đầu nậu khác (đầu nậu 2) đặt vấn đề mua với số lượng rất lớn, cũng với chiêu bài có bao nhiêu mua bấy nhiêu. Họ mua với giá cao hơn nữa, chẳng hạn như 15 đồng (một cái giá rất kích thích để xuất hiện những đầu nậu khác). Khi giá cả tăng vùn vụt, lợi nhuận rất cao thì xuất hiện một đầu nậu 3. Đầu nậu 3 mua với giá cao hơn nữa, chẳng hạn như 20 đồng. Đầu nậu này liên kết với một số đầu nậu địa phương với giá 20 đồng một tấn. Ban đầu việc mua bán diễn ra suôn sẻ, tiền trao cháo múc hẳn hoi. Sau một số lần sòng phẳng, tạo sự tin tưởng cho đầu nậu địa phương, họ sẽ dở trò “cứ mua gom hàng đi, một tuần sau sẽ chuyển tiền đủ, với lời lẽ thúc giục là bạn hàng bên Trung Quốc đang đợi để nhận hàng gấp và chuyển tiền). Dòng chảy của lợi nhuận làm cho các đầu nậu địa phương mất cảnh giác. Khi mua hết hàng của người dân, các đầu nậu địa phương sẽ mua gom hàng với số lượng lớn để bán cho đầu nậu 3. Khi mua hàng không đủ, các đầu nậu địa phương sẽ mua hàng của đầu nậu 2, thậm chí với giá 17 -18 đồng, để mong bán cho đầu nậu 3 hưởng lợi từ 2-3 đồng.

Bỗng dưng một ngày đẹp trời, đầu nậu 3 không mua hàng nữa và họ “biến mất”. Lúc này các đầu nậu địa phương đi tìm đầu nậu 1 và đầu nậu 2 cũng chẳng thấy đâu.

Thực ra các đầu nậu từ 1 đến 3 là một nhóm liên kết lừa đảo. Họ đã bán một lượng hàng lớn với giá cao cho các đầu nậu địa phương mà các đậu nậu địa phương chẳng biết. Lợi nhuận họ đã ẵm trọn.

Để lừa được, họ chọn những mặt hàng lạ, không hiện thị giá trên thị trường là vậy.

Ở đây, tôi xin không đề cập đến chuyện hủy hoại môi trường, kể chuyện này tôi muốn nói rất có thể là một vụ lừa đảo để bà con tham khảo, cảnh giác.

Thanh Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

75 người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online
75% người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam
Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, qua đó giúp người dùng nhận biết để phòng tránh.

Bắt giam Tổng Giám đốc Công ty đấu giá Toàn Cầu
Bắt giam Tổng Giám đốc Công ty đấu giá Toàn Cầu

Ngày 29/12, nguồn tin của phóng viên cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành bắt giam ông Hoàng Minh Toàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đấu giá hợp danh trực tuyến Toàn Cầu có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh theo lệnh truy nã.