Chủ Nhật, 05/04/2020 15:13

Coi chừng sập bẫy “cò đất”

Những vụ án liên quan đến lĩnh vực đất đai do Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh xét xử mới đây cho thấy, lợi dụng tình hình giá đất ở Thừa Thiên Huế đang “sốt”, một số người làm nghề môi giới bất động sản (BĐS) nắm bắt tâm lý mua bán “lướt cọc” của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo...

Khi bỏ khung giá đất

Nguyễn Thị Phương Ánh lúc bị cơ quan chức năng khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đầu tháng 10/2022, TAND tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo Hà Thị Thủy (SN 1991, trú tại phường Phú Bài, TX. Hương Thủy). Bị cáo Thủy làm nghề môi giới BĐS, nên hiểu rõ tình hình giá đất của tỉnh đang rất “sốt”, nhiều người dân có nhu cầu mua bán “lướt cọc” mà chưa sang tên.

Do cần tiền để đầu tư vào tiền ảo, trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2021, bị cáo Thủy trong quá trình môi giới các thửa đất tại TX. Hương Thủy đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của những người hỏi mua các mảnh đất trên. Để thực hiện hành vi lừa đảo này, Thủy đã soạn các hợp đồng đặt cọc giả với nội dung là bên đặt cọc mua các thửa đất trên và có quyền bán “lướt cọc” để người mua tin tưởng và chuyển tiền cho mình.

Với thủ đoạn này, Thủy đã ký các hợp đồng đặt cọc mua bán các thửa đất này và chiếm đoạt tiền của 3 bị hại ở TX. Hương Thủy với tổng số tiền 500 triệu đồng thông qua việc làm giả hợp đồng đặt cọc giữa Thủy và các bị hại. Số tiền chiếm đoạt được, Thủy đã dùng vào mục đích cá nhân và đầu tư tiền ảo.

Tại phiên tòa, bị cáo thành thật khai báo, ăn năn hối hận, xin được hưởng mức án nhẹ nhất để sớm trở về với gia đình. Hội đồng xét xử (HĐXX) xét thấy, hành vi của bị cáo thể hiện sự táo bạo, liều lĩnh, xem thường pháp luật. Tuy bị cáo là người có nhân thân tốt, đã vận động người nhà khắc phục một phần thiệt hại cho các bị hại. Vì vậy HĐXX tuyên phạt bị cáo Thủy 7 năm 6 tháng tù giam.

Trước đó, TAND tỉnh cũng đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt Nguyễn Thị Phương Ánh (SN 1982, trú phường An Đông, TP. Huế) 14 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài ra, buộc bị cáo phải bồi thường trách nhiệm dân sự cho các bị hại số tiền đã chiếm đoạt.

Do thiếu tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, Nguyễn Thị Phương Ánh đã nảy sinh ý định lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản. Trong thời gian làm việc tại Trường mầm non phường Vỹ Dạ, TP. Huế, Ánh tự giới thiệu mình quen biết với nhiều cán bộ lãnh đạo nên có thể nhờ họ làm thủ tục tách thửa đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Ánh sử dụng một số điện thoại không đăng ký thuê bao, giả mạo là số điện thoại của một số cán bộ các ban, ngành để liên lạc với các bị hại nhằm tạo sự tin tưởng. Tin vào lời nói của Ánh, 9 bị hại đã cung cấp một số giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, di chúc thừa kế... để Ánh nhờ thực hiện việc tách thửa hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở thông tin các thửa đất có được từ các loại giấy tờ trên, Ánh tự mình làm giả các giấy tờ: “Giấy thỏa thuận bán đất, giấy bán đất; hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận về việc xác định vị trí, tọa độ thửa đất chuyển nhượng; giấy hợp đồng đặt cọc; bản vẽ tay sơ lược thửa đất thỏa thuận bán theo hợp đồng đặt cọc” của một số thửa đất trên địa bàn tỉnh rồi lừa bán các lô đất không thuộc sở hữu của mình cho các bị hại.

Ngoài ra, Ánh còn đưa ra những thông tin gian dối, tạo sự tin tưởng để bị hại giao tiền cho Ánh mượn. Từ năm 2018 đến tháng 6/2020, Nguyễn Thị Phương Ánh đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 11 tỷ đồng của 9 bị hại.

Qua những vụ án trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không chạy theo cơn “sốt đất”, đầu tư “lướt sóng” kiếm lời. Khi có nhu cầu mua bán đất cần hết sức thận trọng, tìm hiểu kỹ về pháp lý, giá cả cũng như các yêu cầu về hạ tầng kết nối khi mua bán. Các tin đồn thất thiệt, nhất là tin tức tạo dựng làm sốt đất… gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư sẽ bị xử lý nghiêm.

Bài, ảnh: Thái Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Coi chừng “Xe tăng Đức”
Coi chừng “Xe tăng Đức”

Sau khi lần thứ 4 lên ngôi đầy kiêu hãnh vào năm 2014, đội tuyển Đức có biệt danh là “cỗ xe tăng” đã có một World Cup đáng quên trên đất Nga. Họ dẫm chân vào vết giày của rất nhiều đội đương kim vô địch bị loại ngay ở vòng bảng World Cup gần đây như Pháp (2002), Italia (2010) và Tây Ban Nha (2014). Nỗi thất vọng còn nhân lên gấp bội khi kết thúc vòng bảng với vị trí cuối cùng, có 3 điểm như Hàn Quốc nhưng thua hiệu số bàn thắng bại. Người Đức sau đó tiếp tục thi đấu không thành công tại Euro 2020 khi để đội tuyển Anh đánh bại ở vòng 16 đội.

Cảnh báo chiêu thức lừa đảo đưa sang Campuchia cưỡng bức lao động
Cảnh báo chiêu thức lừa đảo đưa sang Campuchia cưỡng bức lao động

Chiều 14/10, Công an tỉnh phát đi cảnh báo trên hệ thống mạng xã hội của đơn vị để thông tin rộng rãi đến người dân, nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác trước các chiêu thức lừa đảo đưa người xuất cảnh sang Campuchia cưỡng bức lao động và cưỡng đoạt tài sản.

Chặn “cò đất” hoạt động trái phép
Chặn “cò đất” hoạt động trái phép

Nghị định 16/2022/NĐ-CP (NĐ16) có hiệu lực từ đầu tháng 2/2022 có một nội dung đáng chú ý, nếu người môi giới không cung cấp đầy đủ, thiếu trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản (BĐS) bị phạt tiền từ 200-250 triệu đồng.

Coi chừng thói quen ngậm tăm
Coi chừng thói quen ngậm tăm

Xét nghiệm máu cho thấy, bệnh nhân đang có hội chứng nhiễm trùng với bạch cầu và CRP tăng ca...

Vay qua online, nhiều người sập bẫy
Vay qua online, nhiều người sập bẫy

Dù đã được cảnh báo nhiều lần, nhưng người dân vẫn bị sập bẫy lừa đảo của các đối tượng xấu bằng hình thức cho vay online. Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh nhân viên công ty tài chính, ngân hàng… cho vay tín chấp với lãi suất ưu đãi.