Thứ Sáu, 15/08/2014 06:38

Colombia đặt mục tiêu xoá sạch bom mìn trên cả nước vào năm 2021

Colombia, một trong những nước bị đặt bom mìn nhiều nhất trên thế giới, đặt mục tiêu loại bỏ tất cả các quả mìn và các loại chất nổ khác vào năm 2021, sau khi chính phủ và phiến quân FARC ký kết thỏa thuận hòa bình hồi năm ngoái, một quan chức hàng đầu của chính phủ cho biết.

Colombia sắp đàm phán hòa bình chính thức với phiến quân ELNFARC bắt đầu tiến trình giải giáp vũ khí theo thỏa thuận hòa bìnhChính phủ Colombia ký lại thỏa thuận hòa bình với FARC

Một nữ nhân viên đang rà soát bom mìn ở tỉnh Antioquia, Colombia. Ảnh: Reuters

Nhóm du kích cánh tả của Colombia - lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), đã đặt hàng ngàn quả mìn trên các vùng đất rộng lớn của đất nước trong cuộc chiến kéo dài suốt 5 thập kỷ qua nhằm chống lại chính phủ.

"40% diện tích cả nước bị bao phủ bởi bom mìn trong 25 năm qua đang được giải tỏa để đạt được mục tiêu Colombia sẽ không còn bom mìn vào năm 2021", ông Rafael Pardo, ủy viên của chính phủ sau xung đột, khẳng định với các phương tiện truyền thông địa phương.

Sau Afghanistan, Colombia có số lượng tai nạn bom mìn cao thứ 2 thế giới, với hơn 11.500 người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn từ năm 1990, số liệu của chính phủ cho thấy.

Phiến quân FARC thường đặt những quả mìn tự chế ở nhiều khu vực, trong đó chủ yếu là nông thôn, sử dụng các vỏ chai thủy tinh, các hộp đựng cà phê và cá ngừ, và ống nhựa chứa đầy axit sulfuric.

Trong năm 2015, chính phủ và phiến quân FARC đã nhất trí hợp tác cùng nhau để xoá sạch bom mìn trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Cuba.

Theo Hiệp ước hòa bình được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái, khoảng 6.300 chiến binh của FARC tính đến nay đã di chuyển đến các khu vực được chỉ định ở Colombia - nơi họ sẽ giao nộp vũ khí trong vòng 6 tháng tới.

Chính phủ hy vọng gần 1.000 cựu chiến binh FARC sẽ làm việc để xác định và gỡ bỏ bom mìn, ông Pardo nói.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cho rằng, rà phá bom mìn là một thách thức lớn mà quốc gia này phải đối mặt sau nhiều thập kỷ chiến tranh và là rất việc làm rất quan trọng cho sự phát triển nông thôn.

Theo nhận định của các chuyên gia, địa hình đồi núi và rừng rậm của Colombia khiến việc rà phá bom mìn gặp nhiều khó khăn, và nước này sẽ mất ít nhất một thập kỷ để đưa đất nước thoát khỏi đất nước tình trạng bom mìn.

Các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Mỹ và Na Uy, đến nay đã đóng góp gần 112 triệu USD cho hoạt động rà phá bom mìn ở Colombia.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & AP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu
Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu

Đêm 26/8, tức trưa 27/8 (giờ Việt Nam), Hội nghị lần thứ 10 kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) đã kết thúc sau gần 4 tuần tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ) với những cuộc thảo luận sâu rộng về những chủ đề mới trong 3 trụ cột chính của hiệp ước gồm giải trừ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân và sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình. Tại đây, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu.

Đông đảo người dân Đức kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít
Đông đảo người dân Đức kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít

Cùng với hàng loạt hoạt động lớn diễn ra tại Liên bang Nga để kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít, ngày 9/5, đông đảo người dân Berlin cũng như nhiều thành phố khác của Đức đã đến các đài tưởng niệm ở thủ đô nước Đức để kỷ niệm sự kiện này và để tưởng nhớ những người lính Hồng quân Liên Xô đã ngã xuống cứu nhân loại khỏi thảm hoạ diệt chủng phát xít.