Thứ Năm, 05/10/2017 14:56

Công an cảnh báo nhiều hành vi lừa đảo trên internet, mạng xã hội

Ngày 5/4, thông qua chuyên mục “Thông tin cảnh báo” trên Dịch vụ đô thị thông minh, Công an tỉnh cảnh báo một số hành vi lừa đảo trên mạng internet, mạng xã hội, trong đó nổi lên các hành vi lấy cắp tài khoản ngân hàng qua các đường link trên mạng internet và giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Muôn kiểu lừa đảo qua facebook“Vẽ” tài sản để lừa đảoCảnh báo lừa đảo trên FacebookMối đe dọa mới trên mạng xã hội InstagramLừa đảo trúng thưởng qua mạng internet

Một ví dụ về lấy cắp tài khoản được cơ quan công an cảnh báo

Lấy cắp tài khoản ngân hàng qua các đường link

Theo cơ quan công an, thời gian gần đây, có một số đối tượng lợi dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Wechat... nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Thủ đoạn của loại đối tượng này là lợi dụng sự cả tin và nhu cầu thanh toán tiền trong quá trình mua bán online để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp hoặc đối tượng hack tài khoản của người thân ở nước ngoài, nói sẽ chuyển tiền từ nước ngoài về cho nạn nhân. Đồng thời yêu cầu nạn nhân cung cấp hình ảnh thẻ ngân hàng và các thông tin về tài khoản ngân hàng thông qua đường “link” mà đối tượng cung cấp như tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP để thanh toán hoặc nhận tiền.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân nêu cao tinh thần cảnh giác với những thủ đoạn trên. Tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin bí mật như mã OTP và thông tin về tài khoản ngân hàng cho người lạ trên mạng xã hội, trao đổi cùng người thân, tìm hiểu các phương thức trên từ mạng Internet.

Giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình ảnh đối tượng làm giả văn bản của Viện kiểm sát để đe dọa

Cũng theo Công an tỉnh, thời gian gần đây, có một số đối tượng giả danh Công an thực hiện hành vi lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Thủ đoạn của những đối tượng này là sử dụng các số điện thoại có đầu số lạ gọi điện giả danh là cán bộ Công an, Viện kiểm sát,… thông báo trong tài khoản bị hại nhận được hàng tỷ đồng nghi do liên quan đến tội phạm (hình sự, ma túy, rửa tiền…) mà có. Các đối tượng liên tục gọi cho bị hại qua máy điện thoại (không cho bị hại dập máy, không được báo cho bất kỳ ai,…) yêu cầu bị hại đến trực tiếp ngân hàng nộp các khoản tiền tương ứng vào tài khoản Ngân hàng cá nhân do chúng chỉ định nếu không sẽ bắt giam,...

Cách thức phòng tránh theo khuyến cáo của cơ quan công an là tất cả người dân khi nhận các cuộc điện thoại của người lạ hoặc tin nhắn qua mạng xã hội làm quen sau đó đề nghị chuyển tiền với một lý do nào đó như thủ đoạn trên thì phải kiểm tra thông tin, không chuyển tiền khi có dấu hiệu nghi vấn, kịp thời báo ngay cho cơ quan chức năng gần nhất để phối hợp xác minh, xử lý.

Tin, ảnh: Thái Sơn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

75 người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online
75% người dùng di động Việt Nam nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tài chính online

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin, những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT...) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.

Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam
Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, qua đó giúp người dùng nhận biết để phòng tránh.