Thứ Bảy, 28/07/2018 10:42

Công cuộc cải cách luôn “đụng chạm” lợi ích của không ít cá nhân và “lợi ích nhóm”

Bà Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh điều này trong tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, sáng 28/1.

Công tác đối ngoại cần thực chất, hiệu quả hơnTiếp tục thảo luận, làm rõ hơn các văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Nhiều “điểm nghẽn” về thể chế được phát hiện, xử lý

Thay mặt Bộ Nội vụ trình bày tham luận, bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Đảng ta đã xác định, cải cách hành chính là một trong 3 khâu đột phá để phát triển đất nước, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả cải cách hành chính trong thời gian vừa qua tạo tiền đề, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ trên nhiều lĩnh vực trong triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thể chế của nền hành chính được cải cách và dần được hoàn thiện cơ bản phù hợp với yêu cầu chủ trương quan trọng của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

“Nhiều “điểm nghẽn” về thể chế đã được phát hiện, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế theo phương châm kiến tạo, phát triển” – Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.

Bà Phạm Thị Thanh Trà trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt cắt giảm mạnh chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để giảm gánh nặng cho người dân doanh nghiệp; hình thành các cơ chế, chính sách ưu đãi và các thủ tục hành chính thuận lợi theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ...

Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương bước đầu đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, cơ bản khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý; cơ cấu bên trong đã có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quản lý và đơn vị sự nghiệp.

Những đổi mới về đánh giá cán bộ, công chức; về tuyển dụng, thi nâng ngạch; thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý được nghiên cứu, triển khai có kết quả; việc áp dụng những phương pháp quản lý mới, công nghệ hiện đại đã góp phần nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức....

Xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực

Tuy vậy, tham luận của Bộ Nội vụ cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác cải cách hành chính còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Trong đó chưa có sự đồng bộ trong cải cách hành chính với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp. Thể chế, pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hoá đời sống xã hội trong điều kiện mới.

“Công cuộc cải cách luôn “đụng chạm” đến lợi ích của không ít cá nhân và lợi ích nhóm, lợi ích ngành khiến cho việc thực hiện luôn gặp khó khăn, cản trở” – bà Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bên cạnh đó việc đổi mới chức năng, nhiệm vụ của cả bộ máy hành chính nhà nước còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa thật thống nhất, thông suốt.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có nơi chưa đồng đều, thậm chí còn yếu, nhất là năng lực phát hiện vấn đề, tham mưu và đề xuất các biện pháp giải quyết; một số cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và người dân chưa làm hết trách nhiệm, có lúc, có nơi còn có những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.

Từ tình hình trên, Bộ Nội vụ đề nghị tập trung đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao kỹ năng, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật.

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của công chức, viên chức trong thực thi công vụ, giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp” – Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh và cho rằng, cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; thường xuyên khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực từ tập thể và cá nhân
Nỗ lực từ tập thể và cá nhân

Với nhiều nỗ lực và đóng góp trong thời gian qua, tập thể Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân cùng nhiều cá nhân trong đơn vị được Bộ Tư lệnh Biên phòng tặng bằng khen; được đề nghị Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen.

Ngành Nội vụ có 21 vị trí việc làm
Ngành Nội vụ có 21 vị trí việc làm

Theo Thông tư số 11/2022/TT-BNV được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký ban hành, vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ có 21 vị trí thuộc 7 lĩnh vực gồm: tổ chức bộ máy; quản lý nguồn nhân lực; địa giới hành chính; cải cách hành chính; thi đua, khen thưởng; quản lý tín ngưỡng, tôn giáo; quản lý văn thư, lưu trữ.