Thứ Hai, 16/12/2013 17:16

Công phu làm trà sen Tịnh

Uống trà vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Trong rất nhiều loại trà ở Việt Nam thì trà sen Huế có phần đặc biệt hơn bởi đây không chỉ đơn giản là một thức uống mà thưởng thức trà sen còn là nghệ thuật – một nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.

Sen hồ Tịnh Tâm

Sen thì vùng nào cũng có nhưng người sành trà chỉ uống trà sen được ướp bằng sen Tịnh Tâm, bởi từ xưa đến nay sen Tịnh vẫn đượm hương hơn sen các nơi khác. Vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi hoa sen phủ kín mặt hồ, người ta bắt đầu dùng sen để ướp trà.

Theo chị Bùi Thị Ngọc - chủ quán Sen Huế ở Thành Nội cho biết "Sen để ướp trà không thể tùy tiện hái lúc nào cũng được mà phải hái trước lúc bình minh, bởi không khí mát lành trong sương sớm mới giữ được trọn vẹn hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết của hoa sen. Nếu hái lúc mặt trời lên, hơi nóng lan tỏa sẽ khiến sen bị bay hương, mùi thơm không còn nguyên sơ như lúc ban đầu".

Hái trà sen trước lúc bình minh

Cách ướp trà sen cũng lắm tinh tế và công phu. Ấy là khi trời tờ mờ sáng, người ta đi thuyền ra đầm sen, “lén” bỏ một nhúm trà vào bông sen đang nở rồi nhẹ nhàng buộc chặt lại bằng lạt mềm, sáng sớm hôm sau có thể ra lấy trà về pha ngay. Ướp trà theo cách này và chỉ có sen ở hồ Tịnh Tâm là ngon và thơm.

Công đoạn cho trà vào hoa sen

Thời nhà Nguyễn, mỗi sáng sớm, các cung nữ chèo thuyền ra hồ sen để lấy từng giọt sương còn đọng trên lá sen dùng chế trà và trà phải được ướp trong hoa sen lúc khuya. Cách uống này rất công phu và đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Nhưng được uống một tách trà pha đúng kỹ thuật thì không lời nào để diễn tả.

Thưởng thức trà sen - một nét đẹp của văn hóa Cố đô

Để có được một ấm trà sen ướp đúng cách người làm trải qua sự vất vả. Ngay cả với cách ướp trà sen đơn giản nhất hiện nay và cũng là cách giữ được hương sen mộc mạc nhất trên từng lá trà, tốn không ít công sức của người ướp trà. Bởi vậy trà tỏa hương thơm tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài, nước pha trà được hứng từ những lá sen còn đọng sương sớm, có thể nói đây chính là thiên cổ đệ nhất trà.

Nguyễn Quân 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...