Thứ Hai, 04/05/2020 06:22

Công trình chợ Lăng Cô gây ngập úng khu dân cư: Yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương khắc phục

Báo Thừa Thiên Huế có phản ánh dự án xây dựng chợ truyền thống Lăng Cô ở Phú Lộc gây ngập úng nghiêm trọng kéo dài khiến người dân khốn khổ. Cơ quan chức năng đã kiểm tra thực địa và yêu cầu chủ đầu tư dự án khẩn trương khắc phục.

Đến ngày 3/11, diện tích đất xung quanh nhà bà Nguyễn Thị Dung vẫn còn ngập nước đen sì

Báo Thừa Thiên Huế ngày 3/11 đăng bài “Công trình chợ Lăng Cô: Gây ngập úng khu dân cư”. Bài báo phản ánh việc thực hiện dự án Chợ truyền thống Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm bịt hệ thống thoát nước đã khiến người dân khốn khổ, bởi tình trạng ngập úng nghiêm trọng kéo dài. Theo người dân, trong thời gian 2 năm nay, họ đã rất nhiều lần phản ánh, kiến nghị chính quyền về tình trạng ngập úng nghiêm trọng nhưng vẫn không được quan tâm giải quyết.

Ngay sau khi Báo Thừa Thiên Huế phản ánh vụ việc, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng với đại diện chủ đầu tư dự án là HTX Đầu tư khai thác và quản lý chợ Nam Việt - Lăng Cô tiến hành kiểm tra thực địa.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hiện hệ thống hạ tầng xung quanh khu vực dự án chợ truyền thống Lăng Cô chưa được đầu tư đồng bộ, nước mưa được thu gom chủ yếu vào hệ thống thu gom nước mưa của tuyến đường Nguyễn Văn đang được thi công. Riêng đối với các hộ dân tiếp giáp với dự án, nước mưa được thu gom tạm thời vào hệ thống thoát nước mưa của dự án.

Trong khi đó, hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án chưa được đầu tư hoàn chỉnh và chủ đầu tư đã đào hệ thống mương hở để thoát nước cho dự án và các hộ dân lân cận. Tuy nhiên, hệ thống mương hở này đã bị lấp bởi đất, cát và các vật liệu xây dựng phế thải của dự án. Bên cạnh đó, các hố ga, đặc biệt là các hố ga, tuyến ống cống thu gom đấu nối ra đầm Lập An cũng bị lấp nên đã gây ra tình trạng ngập úng như Báo Thừa Thiên Huế phản ánh.

Để xử lý tình trạng ngập ứng nêu trên, Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án khẩn trương dùng máy móc, nhân công khơi thông hệ thống mương hở, hố ga, tuyến ống cống bị vùi lấp để đảm bảo thoát nước, trong đó lưu ý kiểm tra cao độ đảm bảo thoát nước mưa cho dự án và các hộ dân lân cận...

Ban Quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án sớm có kế hoạch triển khai thi công hệ thống thoát nước mưa của dự án theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt nhằm đảm bảo thoát nước. Trong quá trình triển khai thi công hệ thống thoát nước, chủ đầu tư phải lưu ý đấu nối thoát nước mưa của các hộ dân lân cận vào hệ thống thoát nước mưa dự án.

Theo ghi nhận của phóng viên, đến ngày 3/11, mặc dù đến thời hạn cơ quan chức năng gia hạn và đã hơn nửa tháng kể từ đợt mưa lũ giữa tháng 10/2022, nhưng tình trạng ngập úng tại khu dân cư cạnh dự án Chợ truyền thống Lăng Cô vẫn tiếp diễn. Khu vườn gần 3.000m2 của gia đình bà Nguyễn Thị Dung vẫn chìm trong dòng nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối khiến gia đình bà này sống trong khốn khổ. Bên cạnh, một số hộ dân cũng chịu chung số phận, trong đó có hộ bà Lê Thị Mến...

Báo Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về vấn đề này.

Bài, ảnh: Thái BÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình
Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế là dự án (DA) có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, nhiều gói thầu hiện nay đang ì ạch thi công do thiếu mặt bằng, nhân lực dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình.

Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại
Tiếp tục tiêu úng cho diện tích lúa còn lại

Hiện vẫn còn khoảng gần 3.100 ha lúa ngập nặng (từ 70-100% thân cây) ở các địa phương đang tiếp tục được tiêu úng. Tuy nhiên, việc lúa ngập dài ngày gây nguy cơ thiệt hại rất cao.