Thứ Năm, 25/02/2016 15:01

Cuộc đua về tốc độ Internet trong ASEAN

Nếu tốc độ Internet trở thành một "môn thi đấu" tại Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games), Singapore chắc chắn sẽ là nhà vô địch.

Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản nhất trí tiếp tục hợp tác về an ninh mạngHàn Quốc đứng đầu thế giới về sở hữu smartphone và sử dụng internetĐông Nam Á và vấn đề bản địa hoá dữ liệu trong thế kỷ 21SpaceX bắt đầu đặt viên gạch cho hệ thống Internet toàn cầuLào, Pháp hợp tác mở rộng kết nối internetLHQ: Cần quản lý Internet để hỗ trợ đổi mới và ngăn chặn tội phạmKinh tế Internet Đông Nam Á “tăng trưởng chưa từng có”

Đọc báo trực tuyến trên máy tính xách tay tại một quán cà phê ở thủ đô Hà Nội. Ảnh: AFP

Theo Chỉ số Speedtest Global của công ty Ookla, tốc độ băng thông rộng cố định của Singapore đạt 181,47 Mbps, là tốc độ nhanh nhất trên thế giới, đánh bại tốc độ băng thông rộng cố định của Hồng Kông (145,65 Mbps) và Iceland (143,62 Mbps).

Trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), quốc gia giành “huy chương bạc” và “huy chương đồng” trong hạng mục băng thông rộng cố định là Thái Lan (47,35 Mbps, xếp thứ 34 trong bảng xếp hạng toàn cầu) và Malaysia (27,43 Mbps, đứng thứ 58 trên thế giới).

Đối với hạng mục Internet di động, với tốc độ 52,84 Mbps, Singapore được xếp hạng nhanh thứ 4 trên thế giới, đồng thời dẫn đầu khu vực ASEAN, tiếp đến là Myanmar (22,7 Mbps) và Việt Nam (20,4 Mbps).

Công ty Ookla thu thập dữ liệu khi người dùng chạy thử nghiệm tốc độ Internet trên trang web của mình, phản ánh trải nghiệm thực tế giữa thiết bị của người dùng và Internet.

Tốc độ kết nối Internet xác định mức độ trải nghiệm của người dùng cuối. Nếu một trang web hay một ứng dụng mất nhiều thời gian để tải, người dùng có xu hướng bỏ qua chúng. Các ứng dụng tương tác, chẳng hạn như video phát trực tuyến, trò chơi trực tuyến và trò chuyện video cũng yêu cầu tốc độ kết nối Internet nhanh.

Ngay cả trong các doanh nghiệp, tốc độ tải lên rất quan trọng trong việc chia sẻ các tệp lớn, đồ họa có độ phân giải cao, hay thậm chí là video độ nét cao cho khách hàng. Hiệp hội các Trung tâm Hội nghị Quốc tế (IACC) lưu ý, nhu cầu đối với băng thông rộng tốc độ cao sẽ tiếp tục gia tăng.

Cũng theo IACC, các kết nối Internet băng thông rộng tốc độ cao và truy cập Wi-Fi trong khắp một địa điểm hội nghị không còn được xem là việc “có thì tốt”, mà thay vào đó là điều “thiết yếu”.

"Các đại biểu đến những cuộc họp ngày nay sẽ mang theo không chỉ một, mà thường là 2-3 thiết bị có thể sử dụng dung lượng Internet một cách nhanh chóng, nếu bạn chưa lên kế hoạch đầy đủ cho cơ sở hạ tầng của mình. Bạn cần phải điều chỉnh băng thông của mình theo yêu cầu của khách hàng hoặc đứng trước rủi ro mất đi cơ hội”, IACC nhấn mạnh.

Các hội nghị hiện đại ngày nay đang ngày càng gia tăng việc sử dụng những bài thuyết trình đa phương tiện, màn hình lớn, phát sóng trực tiếp và hội nghị truyền hình. Chính vì thế, những người tham dự sẽ có nhu cầu truy cập Wi-Fi tốc độ cao.

Các số liệu của Speedtest bắt nguồn từ những thử nghiệm tốc độ thực tế được thực hiện bởi người dùng tại nhiều địa điểm khác nhau, nên chúng có thể phản ánh tính khả dụng và khả năng chi trả của các kết nối Internet ở mỗi quốc gia.

Tốc độ và giá cả

Sáng kiến Liên minh vì Internet giá phải chăng (A4AI) kêu gọi, 1GB dữ liệu trả trước trên thiết bị di động cần có chi phí không quá 2% thu nhập trung bình hàng tháng ở một quốc gia cụ thể. Điều này sẽ cho phép tất cả các nhóm thu nhập đủ khả năng chi trả kết nối băng thông rộng cơ bản. Tuy nhiên, công thức này ít hữu hiệu, khi có sự chênh lệch lớn về mức thu nhập.

Các nhà cung cấp viễn thông thường tính phí cấu trúc giá theo từng cấp, tính phí nhiều hơn đối với tốc độ kết nối nhanh hơn.

Trong một động thái liên quan, trang web Cable.co.uk cũng đưa ra một cuộc khảo sát về chi phí trung bình của băng thông rộng và nhận thấy sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Tại khu vực ASEAN, Singapore có chi phí thấp nhất, ở mức 0,05 USD/Mbit/tháng, tiếp theo là Thái Lan (0,42 USD) và Indonesia (1,39 USD).

Bên cạnh đó, Malaysia là quốc gia có chi phí cao thứ 6, ở mức 3,16 USD/Mbit/tháng, và Việt Nam (2,41 USD), Philippines (2,69 USD).

Báo cáo Giám sát Kinh tế tháng 7 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, việc áp dụng kỹ thuật số của các doanh nghiệp Malaysia đang ở mức trung bình. Chỉ có 62% các doanh nghiệp được kết nối Internet, 46% có khả năng truy cập vào các dịch vụ băng thông rộng cố định và 18% có sự hiện diện trên web.

Kết nối Internet chậm và sự thiếu hụt của các kế hoạch băng thông rộng giá cả phải chăng được coi là 2 rào cản chính đối với việc áp dụng kỹ thuật số.

Sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Truyền thông và Đa phương tiện của Malaysia, ông Gobind Singh Deo tuyên bố, Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia sẽ tập trung tăng gấp đôi tốc độ Internet của quốc gia này, đồng thời thực hiện việc giảm giá.

Tuy nhiên, không giống như Đại hội Thể thao châu Á, cuộc đua tốc độ Internet không được thực hiện 4 năm 1 lần. Kết quả Speedtest được cập nhật mỗi tháng và có thể sẽ sớm lộ diện nhà vô địch mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.