Chủ Nhật, 14/01/2018 13:45

Cựu chiến binh liên kết, giúp nhau cải thiện cuộc sống

Mô hình cựu chiến binh (CCB) liên kết, hợp tác phát triển kinh tế trang trại, đồng thời giúp nhau cải thiện đời sống đã mang lại hiệu quả và cần được nhân rộng.

Cựu chiến binh Dương Hòa trên mặt trận kinh tếCựu chiến binh làm đẹp phố phường

CCB Võ Văn Nghĩa (thứ 2 từ phải sang) đang giới thiệu về vườn ươm cây giống của mình ở xã Bình Thành (Hương Trà)

Ông Trương Ngọc An, Chủ tịch Hội CCB xã Bình Thành (TX. Hương Trà) đưa chúng tôi lên thăm Chi hội CCB thôn Tân Thọ do ông Cao Vương Năm làm Chi hội trưởng.

Ông Năm cho biết, trong chi hội chỉ có 10 hội viên nhưng có 5 trang trại, điển hình là trang trại giống cây trồng lâm nghiệp của CCB Huỳnh Mạnh Hùng kết hợp với CCB Võ Văn Nghĩa.

Mô hình này khá hoàn chỉnh từ cổng chính vào vườn ươm, hệ thống tưới tiêu, rừng phòng hộ xung quanh và có văn phòng điều phối như một công ty thực thụ. Ông Nghĩa cho biết, năm 1979, ông từng tham gia Mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi giải ngũ, ông làm ở Lâm trường Tiền Phong (xã Thủy Bằng, Hương Thủy). Sau khi về hưu, 2 vợ chồng và các lao động đã gắn bó với nhau ở lâm trường về lập trang trại ươm giống cây trồng, chuyên cung cấp các loại keo lai phủ xanh đất trống đồi trọc và rừng gỗ lớn.

Kết hợp với CCB Nghĩa có chuyên môn về lâm nghiệp, CCB Huỳnh Mạnh Hùng đầu tư vốn. Ông Hùng hiện thường trú ở phường Tây Lộc, TP. Huế. Ở nhà, vợ và người nhà ông làm quán cơm từ thiện, bán bách hóa cho nợ trả dần với người dân nghèo khó trong khu vực, còn ông lên Bình Thành đầu tư làm trang trại.

Ngoài bán giống cây cho các lâm trường lớn trong và ngoài tỉnh, ông Nghĩa, ông Hùng còn giúp đỡ giống cây rừng cho các hộ khó khăn. Trang trại của các ông  có thể xuất hơn 2 triệu cây giống đủ tiêu chuẩn mỗi năm. Ông Hùng đã đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để xây dựng khuôn viên, vườn ươm, hệ thống tưới tiêu. Mỗi năm trừ chi phí, bước đầu lợi nhuận từ mô hình mang lại khoảng 200 triệu đồng và giải quyết được việc làm cho một số lao động gia đình hội viên.

Chi hội trưởng Cao Vương Năm cho biết, các CCB làm trang trại đã liên kết trao đổi khoa học kỹ thuật trong canh tác, cung ứng giống cho thị trường. Không chỉ giúp nhau về kinh tế, các CCB còn thường xuyên trao đổi thông tin về công tác hội, gắn kết tình đồng chí, đồng đội một thời quân ngũ.

Tại thôn Thổ Sơn, xã Lộc Tiến (Phú Lộc), ông Đỗ Xuân Quảng, Chi hội trưởng CCB đã tập hợp 22 cặp vợ chồng là hội viên CCB và cựu quân nhân hợp tác khai phá ruộng hoang, thâm canh cả lúa, lạc, rau quả, chăn nuôi, góp mua 8 máy làm đất và thuê máy gặt dịch vụ giá rẻ. Hàng năm, trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được hỗ trợ hội viên về giống, vận chuyển, thăm hỏi nhau khi ốm đau và dành tiền thăm Lăng Bác, tham quan các địa danh lịch sử.

Ở thôn Nhất Đông, xã Điền Lộc (Phong Điền), ông Hồ Dình, Chi hội trưởng CCB thôn đã cùng với 10 hội viên nhận hơn 1ha đất trồng nhiều loại rau, quả sạch theo mùa vụ, cung cấp cho các chợ đầu mối có uy tín.

Hàng ngày, hội viên gặp nhau trao đổi sản xuất và các thông tin hoạt động của Hội CCB, những hoàn cảnh khó khăn để thống nhất quyên góp giúp đỡ. Vừa lao động vừa sinh hoạt ngay trên trang trại, đồng ruộng, vườn rau của mình, không chỉ giúp nhau về kinh tế gia đình mà các CCB còn thu hút tập hợp đồng đội tham gia hoạt động đoàn thể rất hiệu quả.

Qua thực tiễn cho thấy, nhiều mô hình liên kết, chung nhau làm kinh tế trang trại theo chuỗi giá trị, qua đó vừa vận động, tập hợp hội viên là mô hình hay cần nhân rộng, không chỉ trong Hội CCB mà còn ở các đoàn thể chính trị khác.

Bài, ảnh: Nguyễn Văn Lưu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật
Cải thiện cuộc sống cho người khuyết tật

Không chỉ cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, các hoạt động của dự án CBM (Community – Based Rehabilitation) giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cuộc sống.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.

Thêm “cần câu” cho người lao động
Thêm “cần câu” cho người lao động

Được tiếp cận nguồn vốn vay từ Quỹ Trợ vốn cho công nhân viên chức, lao động nghèo (Quỹ Trợ vốn) của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, nhiều gia đình đoàn viên công đoàn đã có thêm cần câu, tăng thêm thu nhập, từng bước cải thiện đời sống.