Chủ Nhật, 24/06/2018 10:32

Đã chậm tiến độ còn sai nội dung

Trong một báo cáo về tình hình đầu tư năm 2020, có một phần nói về các dự án chậm tiến độ, trong đó đáng chú ý là Dự án (DA) sân golf Lăng Cô; đã chậm tiến độ lại còn triển khai sai nội dung cấp phép. Lục tư liệu tìm hiểu thử DA này tại sao triển khai “đã chậm còn sai” thì thấy, DA được cấp phép từ năm 2008, nghĩa là cách đây 12 năm và qua một số lần điều chỉnh. Sau 2 năm cấp phép, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh tăng quy mô lên đến hơn 5.200 tỷ với diện tích sử dụng gần 300 ha và để đó kéo dài đến nay.

Không bất động với những dự án bất động

Báo cáo không cho biết cụ thể là DA sân golf Lăng Cô “triển khai sai nội dung” như thế nào nhưng cho biết, UBND tỉnh đang chỉ đạo bộ phận chức năng tham mưu thu hồi để kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2021 -2025. Tức là có thể hiểu, chủ đầu tư cũ không có khả năng triển khai DA.

Trong kinh doanh, chuyện chậm hoặc giãn tiến độ xem ra cũng là chuyện thường, bởi đã kinh doanh thì vốn có thể gặp những rủi ro. Tính toán càng kỹ, càng nhạy bén thì có thể loại trừ hoặc giảm thiểu rủi ro và ngược lại. Ví dụ như một DA ở lĩnh vực du lịch đang triển khai thực hiện, nhà đầu tư nhận thấy thị trường có một sự biến động bất lợi (chẳng hạn như dịch COVID-19 đang diễn ra) thì chủ đầu tư có thể chủ động giãn tiến độ, hoặc co lại quy mô. Điều này cũng dễ hiểu và rất dễ nhận được sự chia sẻ. DA sân golf Lăng Cô “đã chậm còn sai” xem ra không đơn thuần là do những yếu tố khách quan, mà có thể là do những yếu tố chủ quan mà ra.

Quan sát nhiều DA chậm tiến độ hoặc không thực hiện được tựu trung là do lập DA “bánh vẽ”. Bất cứ nhà đón nhận đầu tư nào cũng đều mong muốn những DA lớn đầu tư. Đây là tâm lý chung. Song, cũng không phải bất cứ nơi tiếp nhận đầu tư nào cũng đủ năng lực để thẩm định năng lực của nhà đầu tư (giai đoạn trước đây, khi chưa có kinh nghiệm thì nhiều nơi vấp phải). Để được cấp phép một cách thuận lợi, chủ đầu tư lập một DA “bánh vẽ” với nhiều lợi thế. Đến đây thì một câu hỏi đặt ra: Thế chủ đầu tư vẽ ra cái bánh mà thực chất không nặn ra được cái bánh thì để làm gì? Để làm gì, muốn có câu trả lời chính xác nhất phải hỏi chủ đầu tư, song ở đây không loại trừ trường hợp là để huy động vốn và hy vọng chuyển nhượng dự án kiếm lời! Không biết trường hợp DA sân golf Lăng Cô là như thế nào!?

Các DA lớn thường dựa vào nguồn tài trợ từ ngân hàng, thường là tỷ lệ 50-70%. Nhà đầu tư vẽ xong DA, năng lực tài chính không đủ, sức hấp dẫn cũng không thuyết phục được cổ đông. Đối với ngân hàng thì đã qua rồi cái thời thẩm định dễ dãi (như đã có thời để lại một khối nợ xấu khổng lồ cho hệ thống ngân hàng). Thế là tắc đường triển khai. Dù triển khai ở mức độ nào thì chủ dự án cũng mất một số tiền (ít nhất là các công đoạn lập dự án) nên cứ “đu đưa” kéo dài nuôi hy vọng.

Riêng DA sân golf Lăng Cô thì có chuyện triển khai sai nội dung nữa. Không biết mức độ sai là như thế nào, nhưng rõ ràng thiệt hại cho chủ DA (chưa phải là chủ đầu tư) là chuyện có thật. Ít nhất chuyện này cũng đưa lại một bài học nào đó cho các chủ đầu tư khác.

Chủ DA đã thiệt hại nhưng nơi đón nhận đầu tư cũng không phải là không thiệt. Chưa nói gì đến Nhà nước, chỉ nói về dân, trong vùng DA có hàng chục hộ cư dân sinh sống, hơn chục năm nay họ sống trong “cái bánh vẽ” ấy chịu rất nhiều thiệt thòi!

Nguyên Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.