Thứ Sáu, 11/12/2015 15:33

Dân kêu, nhà thầu ì ạch - Kỳ I: Ảnh hưởng đời sống, kinh doanh

Nhằm xây dựng, cải tạo, mở rộng hệ thống thoát nước mưa, nâng cao khả năng tiêu thoát ở khu vực Nam sông Hương, khắc phục tình trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường, tháng 2/2008, UBND tỉnh phê duyệt Dự án cải thiện môi trường nước (DACTMTN) TP. Huế. Tháng 1/2016, DA bắt đầu triển khai.Từ những bất cập nảy sinh sau 2 năm thi công, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết đưa (DACTMTN) TP. Huế vào chương trình giám sát năm 2018.

Hạ tầng cần đi trước một bước - bài 1: Nước thải “bí đầu ra”Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cải thiện môi trường nước TP. HuếDự án cải thiện môi trường nước TP. Huế: Đề nghị sở KH&ĐT tăng cường hơn nữa công tác giám sátGiám sát gói thầu lớn nhất dự án Cải thiện môi trường nướcDự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế: Hoàn trả mặt bằng đón tếtSẽ giám sát dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

DA có tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng, do Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế làm chủ đầu tư, Ban quản lý (BQL) DACTMTN TP. Huế là đơn vị quản lý DA, phạm vi ảnh hưởng gần 20.000 hộ dân tại 12 phường phía nam TP. Huế.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh khảo sát tình hình thi công ở đường Bà Triệu

Hàng trăm hộ kinh doanh ảnh hưởng  

Hơn một tháng nay, người dân sống ở khu vực đường Bà Triệu cũng như các phương tiện giao thông phải “gồng mình” sống chung với bụi, tiếng ồn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông khi gần cả tuyến đường bị rào chắn để thi công.

Ông Lê Văn Ga trú tại 51 Bà Triệu cho rằng, DACTMTN là dự án quan trọng của tỉnh và người dân sẽ là đối tượng hưởng lợi sau khi DA kết thúc nên người dân tạo điều kiện tối đa để các nhà thầu thi công. Hiện, ga ra ô tô của ông phải di dời đi chỗ khác vì không thể hoạt động, cả gia đình phải sống chung với tiếng ồn và bụi trong quá trình dự án thi công.

Nhưng điều mà ông Ga và những hộ dân khác bức xúc là nhà thầu không thực hiện việc phun nước chống bụi, không có gác chắn trong quá trình thi công và thời gian thi công kéo dài. Khu vực này cứ đào lên, lấp xuống rồi để đó, sau cả tháng trời mới thi công lại nên chậm tiến độ, trong khi đây là tuyến đường huyết mạch trong kinh doanh.

Số liệu của Chi cục Thuế TP. Huế cho thấy, tính đến thời điểm này, đã có gần 500 hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động và trên 200 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, shop thời trang. Trong đó, các hộ chịu ảnh hưởng lớn nằm ở các tuyến đường chính, như Nguyễn Trường Tộ, Phan Đình Phùng, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân, Phan Chu Trinh…

Chị Thanh Hòa, kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở 31 Tố Hữu, chia sẻ: Mấy tháng nay buôn bán ế ẩm vì cả tuyến đường này bị chặn lại để phục vụ việc thi công, nay đường xong thì vỉa hè “nát bét” . Trước khi DA triển khai, vỉa hè đường Tố Hữu rất khang trang, sạch đẹp. Sau thi công, tuyến đường bị hư hỏng, nhếch nhác, mặt bằng vỉa hè không được hoàn trả.   

Với hạng mục thi công chiếm gần hết mặt đường Phan Đình Phùng, DA đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và đi lại của người dân

Hố ga cao hơn mặt đường

Tại phường An Cựu, trong hai năm 2016-2017, hàng trăm hộ dân sinh sống ở các tuyến đường Duy Tân, Ngự Bình, Phan Chu Trinh… phải gánh chịu những tác động lớn khi hàng chục điểm thi công đồng loạt triển khai. Nhân công thiếu, thiết bị không đảm bảo... dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, chất lượng công trình và công tác hoàn trả mặt bằng không như nguyên trạng ban đầu.

Tổ trưởng tổ dân phố 1-ông Trần Duy Phê cũng bức xúc khi nhà thầu thi công quá nhiều điểm cùng lúc nên nhiều kiệt của đường Duy Tân kéo dài gần 2 năm mới xong, gây khó khăn trong việc đi lại và kinh doanh của người dân. Sau khi hoàn thiện mặt bằng xuất hiện nhiều hố ga cao hơn mặt đường dẫn đến tình trạng đọng nước, ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch UBND phường Vỹ Dạ-ông Nguyễn Hoài Phương thông tin, trong quá trình thi công các đường kiệt, hầu hết các tấm chắn rác và hộc thoát nước mưa khi thi công đã tháo dỡ nay vẫn chưa lắp đặt lại nên bùn đất và rác thải vùi lấp cống; nhiều hố ga lắp đặt trước khi hoàn trả mặt bằng dẫn đến hố ga cao hơn mặt đường gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.

Ông Phương nhấn mạnh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do công tác phối hợp giữa BQL DA, các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế và chính quyền địa phương chưa đồng bộ, dẫn đến chất lượng các công trình chưa đảm bảo, vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông tại các điểm thi công không thực hiện theo quy định.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật, thời gian qua, các nhà thầu đã thi công đồng loạt nhiều tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố dẫn đến chậm tiến độ, không đảm bảo kế hoạch và công tác hoàn trả mặt bằng chậm ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh của người dân. Trong đó, một số trường hợp công trình nhà ở, kiến trúc của nhà dân bị ảnh hưởng, hư hỏng do thi công nhưng chưa được khắc phục và đền bù kịp thời.

Bài, ảnh: Thanh Hương

(còn tiếp)

Kỳ II: Khắc phục yếu điểm để đẩy nhanh tiến độ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.