Thứ Ba, 09/12/2014 14:54

Đảng Bảo thủ không giành đa số ghế, Thủ tướng Anh bị kêu gọi từ chức

"Nước cờ" của Thủ tướng Anh Theresa May trong việc tiến hành tổ chức bầu cử trước thời hạn dường như đã phản tác dụng, khi đảng Bảo thủ của bà không thể giành được đa số ghế quá bán tại hạ viện.

Anh có thể có 'Quốc hội treo'Đảng Bảo thủ Anh vẫn chiếm ưu thế một ngày trước bầu cử

Thủ tướng Anh Theresa May (phải) và Chủ tịch Công đảng đối lập Jeremy Corbyn. Nguồn: AFP

Theo kết quả cập nhật mới nhất, trong bối cảnh chỉ còn 9 ghế chưa được công bố, đảng Bảo thủ đã giành được 311 ghế, đồng nghĩa họ sẽ không thể giành được đa số ghế trong tổng số 650 ghế tại Quốc hội Anh. 

Hơn thế nữa, mặc dù vẫn đang dẫn trước số ghế của Công đảng đối lập là 260 ghế, song giới phân tích cũng nhận định đảng Bảo thủ của Thủ tướng May thậm chí cũng không đạt đủ 326 ghế cần thiết để tự thành lập chính phủ. Trên thực tế, đảng Bảo thủ đã bị mất 13 ghế so với trước đó, trong khi Công đảng lại giành được thêm 31 ghế.

Trước đó, lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn đã kêu gọi Thủ tướng May từ chức khi ông phát biểu chiến thắng tại khu vực bỏ phiếu ở Islington North. Theo ông, bà May nên ra đi và mở đường cho một "chính phủ thực sự đại diện cho đất nước."

Thất bại của đảng Bảo thủ được nhìn nhận có thể dẫn tới một giai đoạn bất ổn chính trị. Sự chậm trễ trong việc hình thành một chính phủ mới có thể trì hoãn và làm xáo trộn các cuộc đàm phán của Anh về việc rút khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit, dự kiến bắt đầu vào ngày 19/6 tới. Đó là chưa kể tác động tới nền kinh tế khi tỷ giá đồng bảng Anh sụt giảm so với đồng USD. 

Trong khi chờ hoàn tất, kết quả kiểm phiếu nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc thành lập một chính phủ liên minh hoặc thiểu số. Điều đó làm tăng tỉ lệ đặt cược vào khả năng cuộc bầu cử mà bà May kỳ vọng tạo ra một "chính phủ mạnh và ổn định" này sẽ chỉ đem lại bất ổn và tạo cơ hội cho một cuộc bầu cử sớm khác. Mặt khác, kết quả của cuộc bầu cử cũng gây ra những nghi ngờ về vị trí của bà trong vai trò lãnh đạo đảng Bảo thủ, cũng như tạo sức ép từ chức lên nữ chính khách này./.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022
Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022

2022 được nhận định là một năm với nhiều sự kiện bất ngờ, khi nước Anh mất đi một Nữ hoàng và Nhật Bản cũng mất đi một Cựu Thủ tướng, thiên nhiên cũng một lần nữa tự chối bỏ qua cho loài người. Bên cạnh đó, 2022 cũng là một năm xung đột ở châu Âu.

Bình thường hóa từ chức
Bình thường hóa từ chức

Dư luận nổi lên những ngày gần đây khi nữ Thủ tướng Anh Liz Truss mới nhậm chức được 45 ngày đã tuyên bố từ chức. Người ta cho rằng đó là việc bình thường. Thực tế từ chức có phải “bình thường” ở các nước như chúng ta thấy, hay vì lý do nào khác.

Ông Sunak cam kết mang lại “ổn định và thống nhất” cho nước Anh
Ông Sunak cam kết mang lại “ổn định và thống nhất” cho nước Anh

Thủ tướng sắp tới của Anh Rishi Sunak tuyên bố sẽ mang lại “sự ổn định và thống nhất” giữa thời điểm nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và bất ổn chính trị, sau khi ông được bầu làm tân lãnh đạo của Đảng Bảo thủ cầm quyền, hãng tin AFP sáng nay (25/10) cho biết.

Văn hóa từ chức
Văn hóa từ chức

Có thể nói, các quy định của Đảng và Kết luận mới ban hành đã rất rõ ràng, nhưng thực tiễn việc áp dụng không phải dễ dàng.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.