Chủ Nhật, 19/07/2020 06:19

Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình

Vượt qua những thách thức từ công tác đào tạo và tuyển sinh, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế đã và đang góp sức cùng các trường ĐH thành viên xây dựng và phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia.

Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽChất lượng tạo nên sự khác biệtVươn tới những cột mốc xếp hạng đại học

Rèn luyện và hình thành kỹ năng sáng tạo nghệ thuật cho sinh viên

Tháo gỡ khó khăn

Dù còn nhiều khó khăn trong tuyển sinh ĐH chính quy, song Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế vẫn có những tiến triển đáng ghi nhận so với niên khóa trước. Trong 6 ngành đào tạo ĐH chính quy, số lượng sinh viên nhập học của hai ngành hội họa, điêu khắc vẫn giữ nguyên. Số lượng sinh viên lựa chọn ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất có xu hướng tăng.

TS. Phan Lê Chung, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế cho biết: “Nhà trường còn đặc biệt tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên và sinh viên thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học. Năm 2022, Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế chủ động triển khai nhiều chương trình hợp tác để thúc đẩy hoạt động đối ngoại, củng cố các mối quan hệ hợp tác đa lĩnh vực với nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh, các địa phương và các tổ chức quốc tế”.

Trên tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế đã ký kết hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao, xây dựng kế hoạch 5 năm với từng hoạt động trọng điểm cho từng năm để thúc đẩy, phát huy các giá trị văn hóa di sản theo định hướng phát triển của địa phương.

Hoạt động đối ngoại với các tổ chức quốc tế cũng được quan tâm kịp thời, hiệu quả. Đại diện nhà trường thông tin: “Tháng 6/2022, Khoa Mỹ thuật tạo hình tổ chức triển lãm quốc tế online với chủ đề “Nghệ thuật thị giác và thiết kế” tại Học viện Bunditpatanasilpa (Thái Lan). Bên cạnh đó, nhà trường đã đón tiếp thầy Matsumura Shin đến từ ĐH Kyoto Seika (Nhật Bản), bước đầu tạo nền móng cho dự thảo ghi nhớ giữa Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế với ĐH Kyoto Seika”.

Tạo đà cho năm 2023

Trong năm 2023, để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng giảng dạy, theo TS. Phan Lê Chung, ngoài nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các đơn vị trong công tác mở ngành đào tạo ĐH và sau ĐH theo hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu xã hội, Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế sẽ mở rộng các hình thức đào tạo mới như văn bằng 2 chuyên ngành nghệ thuật, chứng chỉ nghề nghiệp, các lớp bổ túc kiến thức mỹ thuật ngắn hạn, mở rộng đối tượng người học.

“Song hành cùng hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường sẽ xây dựng dự án, triển khai hoạt động khởi nghiệp, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho sinh viên”, TS. Phan Lê Chung cho biết thêm.

Để tạo đà, tiếp tục thúc đẩy công tác đối ngoại, triển khai các hoạt động đã ký kết, ngoài các triển lãm mỹ thuật chuyên đề, các hoạt động trao đổi nghiên cứu văn hóa, dự kiến tháng 11/2023, Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế tiếp tục triển khai các chương trình triển lãm hợp tác cùng với Sở Văn hóa và Thể thao.

Cùng với đó, vào tháng 2/2023, chương trình Mỹ thuật và Di sản 2 (do Trường ĐH Nghệ thuật, ĐH Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện) sẽ được khởi động. Dự kiến, hoạt động này sẽ được diễn ra thường niên trong những năm tới, góp phần trong việc quảng bá, giới thiệu văn hóa, di sản Huế đến với công chúng yêu nghệ thuật thông qua góc độ mỹ thuật tạo hình.

Bài: Mai Huế

Ảnh: Trường ĐH Nghệ thuật

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Phải có dấu ấn liên kết vùng
Phải có dấu ấn liên kết vùng

Kinh tế biển là lợi thế chung của các tỉnh trong khu vực và đây được xem là chìa khóa để phát triển và liên kết vùng.

ASEAN Dấu ấn 2022  triển vọng 2023
ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023

Năm 2022, khu vực Đông Nam Á đã tập trung sự chú ý của thế giới với một loạt các hội nghị cấp cao, cho thấy sự thành công của chính sách kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị. Trong năm 2023, ngay cả khi dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, Đông Nam Á vẫn được giới chuyên gia nhận định và tin tưởng là đang nổi lên với tư cách là “người chiến thắng” về đầu tư và thương mại.

Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia
Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia

Khép lại năm 2022 với nhiều thành tựu nổi bật, Đại học (ĐH) Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong năm 2023 để xây dựng và phát triển ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ
Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ

Trên đường vươn mình phát triển thành Đại học (ĐH) quốc gia, ĐH Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị ĐH… Đáng phấn khởi, việc thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình ĐH thông minh ở ĐH Huế là một điểm sáng.