Thứ Bảy, 28/02/2015 08:23

Đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương

Hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế công lập tại địa phương thuộc quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016 - 2020.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, góp phần đạt chỉ tiêu 26,5 giường bệnh/10.000 dân; tiếp tục tập trung đầu tư, hoàn thành 64 dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011- 2015 nhưng chưa hoàn thành do thiếu vốn và triển khai thực hiện tối thiểu 28 dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 và tăng lên khi được bổ sung nguồn ngân sách trung ương nhưng tối đa không quá 52 dự án.

Tổng vốn thực hiện Chương trình là 19.829 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 22.500 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương là 2.389 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 5.060 tỷ đồng); vốn ODA và viện trợ 4.940 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương và xổ số kiến thiết 10.000 tỷ đồng; nguồn vốn khác 2.500 tỷ đồng.

Chương trình có 3 Dự án thành phần, trong đó Dự án 1 là hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học hiện đại, thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020. Cụ thể, hoàn thành các dự án chuyển tiếp đã được đầu tư trong giai đoạn 2011-2015; đầu tư xây dựng mới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện; cung cấp thiết bị y tế phù hợp với định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở y tế.

Dự án 2 hỗ trợ đầu tư cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền giai đoạn 2014 - 2025, phấn đấu khám chữa bệnh y học cổ truyền đạt trên 20% tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh vào năm 2020; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Dự án 3 hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế ven biển, trên đào thực hiện Đề án phát triển hệ thống y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 gồm các hoạt động: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số cơ sở y tế vùng biển, đảo; đầu tư mua sắm thiết bị y tế cho một số cơ sở y tế vùng biển, đảo đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển đảo. Tổng kinh phí thực hiện Dự án này là 1.591 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.738 tỷ đồng).

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 gồm 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật năm 2009). Với những điểm mới của Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.