Thứ Năm, 23/05/2019 07:00

Để sinh viên trở lại trường, cần quan tâm tiêm vắc-xin

Các trường đại học (ĐH) mong muốn “mở cửa”, từng bước đón sinh viên quay lại học trực tiếp. Băn khoăn nhất hiện nay là “bao phủ” vắc-xin, làm sao để thích ứng an toàn với dịch COVID-19.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo tỉnh nếu tiêm vắc xin chậm tiến độPhấn đấu hoàn thành tiêm vắc-xin mũi 1 cho người dân trên 18 tuổi trong hai ngày tớiSẽ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ tháng 12/2021

Cán bộ Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế tiêm vắc-xin cho sinh viên, học viên

Khó học tập trung nếu sinh viên chưa tiêm vắc-xin

Đến nửa cuối tháng 11/2021, các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế vẫn đang duy trì hình thức giảng dạy trực tuyến. Chưa thể giảng dạy tập trung gây ra nhiều khó khăn, nhất là với những học phần thực hành. Tuy nhiên, theo các trường, sinh viên ở nhiều tỉnh, thành nếu chưa được tiêm vắc-xin rất khó để tổ chức dạy - học tập trung.

Qua rà soát của các trường, tỷ lệ tiêm vắc-xin của sinh viên chưa đầy đủ, số sinh viên được tiêm mũi 2 còn thấp. Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Luật, ĐH Huế cho biết, thống kê đến tháng 10/2021, có 2.627 sinh viên được tiêm 1 mũi vắc-xin, 172 sinh viên được tiêm 2 mũi vắc-xin phòng COVID-19 (trên tổng số 3.750 sinh viên) và còn 961 sinh viên chưa được tiêm vắc-xin. Do tỷ lệ tiêm vắc-xin còn thấp, nhà trường đã thông báo tiếp tục dạy - học trực tuyến đến hết học kỳ 1. Sang học kỳ 2, tùy tình hình dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vắc-xin để có phương án dạy - học thích hợp.

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế cho biết, số liệu sinh viên tiêm vắc-xin đang tiếp tục được rà soát, song, qua 2 đợt tiêm vắc-xin tập trung qua kênh của ĐH Huế tại Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược, mới có khoảng 2.000 sinh viên được tiêm. Riêng sinh viên tiêm tại địa phương mũi 1 khoảng hơn 70%, nhưng tỷ lệ sinh viên được tiêm mũi 2 còn rất thấp.

ThS. Thái Nhật Trường, Phó Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học thông tin, trường có khoảng 3.100 sinh viên, trong đó tiêm qua đăng ký kênh nhà trường với ĐH Huế là khoảng 190 sinh viên. Sinh viên chủ yếu được tiêm tại các địa phương theo kế hoạch của địa phương. Hiện, nhà trường vẫn đang duy trì dạy trực tuyến.

Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế là một trong những đơn vị có tỷ lệ sinh viên tiêm vắc-xin thuộc top cao. GS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đến nay, có khoảng 97% sinh viên được tiêm mũi 1; khoảng 45% sinh viên được tiêm mũi 2 ở tất cả các địa phương. Nhà trường đã có công văn gửi các tỉnh, thành (vào tháng 10) đề nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho sinh viên y dược, trong có sinh viên Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế, đặc biệt là sinh viên năm cuối vì những sinh viên này cần thực hành lâm sàng, ra trường tiếp tục tham gia lực lượng ngành y tế chống dịch.

Không chỉ với sinh viên đến Huế học, sinh viên người Huế đi học ở các tỉnh, thành cũng đang phải học trực tuyến và chưa phải ai cũng được tiêm 2 mũi vắc-xin. Nguyễn Võ Xuân Đài, quê ở Huế học Trường ĐH Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng chia sẻ: “Các trường mở cửa thận trọng bởi còn lo ngại. Em mới tiêm được 1 mũi và rất mong muốn được tiêm mũi 2 để trở lại trường”.

Quan tâm tiêm vắc-xin

Theo TS. Nguyễn Công Hào, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của ĐH Huế cũng đã có đề nghị với ngành, đơn vị chức năng của tỉnh về vấn đề quan tâm tiêm vắc-xin cho sinh viên. Riêng với các tỉnh, kế hoạch tiêm vắc-xin vẫn phụ thuộc vào các địa phương bạn.

Các địa phương đã nới lỏng nhiều hoạt động kinh tế, xã hội, tuy vậy, việc “mở cửa” lại trường học vẫn còn nhiều lo ngại. Để các trường ĐH tổ chức cho sinh viên học tập trung, giải pháp thích ứng an toàn đòi hỏi không chỉ thực hiện 5K mà còn đáp ứng tỷ lệ tiêm vắc-xin. Kế hoạch dạy - học tập trung của sinh viên trở lại thường được các trường tính toán dựa trên các tiêu chí đáp ứng mức độ an toàn, thận trọng, mà một trong số đó là tỷ lệ tiêm vắc-xin cho sinh viên phải cao.

Tại các cuộc họp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh khẳng định, tỉnh luôn tạo điều kiện để tiêm vắc-xin cho các sinh viên đã trở về Huế theo kế hoạch của ĐH Huế. Các sinh viên là con em của tỉnh nhà cũng đang được quan tâm tiêm vắc-xin như các đối tượng từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương. Tiến độ tiêm cũng đang được đẩy nhanh.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn

Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp hay tranh chân dung về các vị lãnh tụ... vốn là đề tài không dễ với những người còn non tuổi nghề như sinh viên. Bằng cảm nhận, niềm tin với Đảng, Bác Hồ và tri ân những người có công với đất nước, nhiều sinh viên khối ngành nghệ thuật đã đặt được trọn cảm xúc với những đề tài mỹ thuật lớn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.

Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT
Bảo vệ “liêm chính học thuật” trước thách thức từ ChatGPT

Sự xuất hiện của ChatGPT vừa là cơ hội, vừa là thách thức với ngành giáo dục, trong đó nỗi lo ở bậc đại học (ĐH) là ảnh hưởng vấn đề “liêm chính học thuật”. Song, trước xu thế của thời đại, việc chủ động đón nhận và định hướng người học tiếp cận các giá trị tích cực mà ChatGPT là điều nên làm.